QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

CÁC ĐIỂM THĂM QUAN - DU LỊCH

Đăng lúc: 15:51:53 28/09/2020 (GMT+7)

 Đền Tô Hiến Thành:

 1.jpg
- Địa điểm:
Đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành nằm ở Tiền thôn xã Hà Lộ xưa, nay là xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Nghè Hà Lộ, đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành hay còn gọi là đền thờ Sát Hải Đại Vương là những tên mà nhân dân địa phương thường quen gọi. Theo thần tích của làng thì tên thần là Hà Lộ (tên gọi của núi Hà Rò, tức núi Trường thuộc xã Hoằng Trường), tên thật của thần là Hoàng Tô, tước hiệu là Hoàng Minh, mỹ hiệu là Tô Đại Liêu, duệ hiệu là Sát Hải Đại Vương.

Cho đến đầu thế kỷ XIX, chúng ta biết được cái tên Hà Lộ một cách rõ ràng. Xã Hà Lộ thuộc tổng Kim Xuyết, huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa (tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 108 - 1981). Xã Hà Lộ có hai thôn đó là thôn Văn và thôn Tiền Cựu, trong đó thôn Tiền Cựu là thôn có di tích đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành.

Sau cách mạng Tháng Tám 1945 thì xã Hà Lộ được sát nhập thêm hai thôn nằm trong xã Hoằng Yến. Đến năm 1953 phong trào cải cách ruộng đất, việc phân chia lại đất đai và đặt tên mới, thì Tiền Thôn nằm trong xã Hoằng Tiến.

- Nhân vật thờ:  Di tích thờ Thái Phó Tô Hiến Thành, một bậc đại thần dưới triều Lý (thế kỷ XII), có tài trị nước, thẳng thắn, cương trực và biết dùng người. Không những là một võ quan giỏi ông còn chú trọng cả văn hóa và sùng mộ Nho học.

Qua thần tích và các nguồn sử cũ thì chúng ta biết chắc được mỹ hiệu Tô Đại Liêu, tức là Tô Hiến Thành (từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, trang 150,1990). Tô Hiến Thành là một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Trong ba tên gọi trên của đền thì tên gọi đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành mà nhân dân quen gọi.

Như vậy, di tích ít nhất có ba tên gọi khác nhau nhưng đều căn cứ vào tên làng xã và nội dung thờ tự mà đặt tên cho di tích.

Thần tích đền “Chính Từ”, cho biết ông sinh ra và lớn lên ở đất Thanh Hóa. Tô Hiến Thành nổi tiếng là một người văn võ toàn tài, ông mất vào tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Nhớ ơn ông, cảm phục tài đức của ông, nhân dân Thanh Hóa đã lập đền thờ ở nhiều nơi (riêng ở Thanh Hóa có 72 nơi thờ). Trong đó đền thờ ở Tiền Thôn xã Hoằng Tiến ngày nay là có quy mô lớn và bề thế. Người dân Hoằng Tiến đã tôn ông làm Thành hoàng của làng và gọi ông là Đức Thánh Cả hay là Sát Hải Đại Vương.

Đền thờ Đức Thánh Cả, hay là nghè Hà Lộ là nơi thờ Tô Hiến Thành, một danh nhân lịch sử của đất nước ở thế kỷ XII (triều Lý).

Trong 216 năm tồn tại của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhà Lý đã có những đóng góp to lớn cho việc xây dựng một nền móng vững chắc cho các vương triều về sau. Những nhân vật nổi tiếng có công giúp các vua Lý trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước phải kể đến như: Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành, Lê Phụng Hiểu… trong số những con người đó thì Tô HIến Thành là một bậc đại thần được sử sách ghi nhận và nhân dân ca ngợi. Khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước ta đã lập đền thờ ông. Riêng ở Thanh Hóa có 72 đền thờ ở khắp mọi nơi, nhưng tập trung nhất là ở vùng ven biển.

 Theo tài liệu lịch sử, truyền thuyết, thần tích còn lại ở Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa cho biết:

Tô Hiến Thành, tự Hoàng Minh, húy Tô.

Tước hiệu: Đại Vương tướng quân

Mỹ hiệu: Tô Đại Liêu

2.jpg
Chính sử chép: quãng đời niên thiếu của Tô Hiến Thành sống ở Thanh Hóa. Truyền thuyết, thần tích đều “ Chính từ” ở xã Hà Giang huyện Hà Trung chép rằng: “ Cha Tô Hiến Thành làm quan nhà Lý, Được cử vào vùng Hà Trung. Trên vùng đất Hà Giang ngày nay cha mẹ Tô Hiến Thành đã chọn làm nơi ở và sinh ra ông.

Như vậy, Tô Hiến Thành sinh ra và lớn lên ở đất Thanh Hóa, sau đó vào làm quan ở trong triều, ông nổi tiếng là người văn võ toàn tài. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã nói về ông: “Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo sử trí khi có biến cố, tuy có bị gió lay sóng đạp mà vẫn đứng như cột đá gữa dòng, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần xưa. Lúc sắp chết còn vì nước, tiến cử người hiền không vì ơn riêng” (Đại Việt sử ký toàn thư tập I - trang 350 - 1972).

Sự thực tài liệu về nguồn chính sử cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hiến Thành như sau: Đầu đời Lý Anh Tông Tô Hiến Thành giữ chức Thái phó, coi giữ việc binh. Lần theo Đại Việt sử ký toàn thư ta sẽ thấy các hoạt động cuat Tô Hiến Thành như sau:

-  Tháng 11 năm 1161, Tô Hiến Thành và Đỗ An Dy đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên bờ cõi.

-  Tháng 7 năm 1167 triều đình nhà Lý cử Tô Hiến Thành đem thủy quân đi đánh Chiêm thành.

-  Tháng Giêng năm 1175, vua Lý Anh Tông ốm nặng lệnh cho Tô Hiến Thành giúp Thái tử Long Trát (do Thái tử còn quá nhỏ tuổi)

-  Tháng 7 năm 1175 vua Lý Anh Tông băng hà ở điện Thụy Quang, thọ 41 tuổi, ở ngôi 39 năm. Thái tử Long Trát lên ngôi (tức Lý Cao Tông) khi ấy mới hai tuổi, mẹ đẻ là Đỗ Thị được làm Hoàng Thái Hậu, Tô Hiến Thành làm phụ chính.

3.jpg

Rõ ràng, Tô Hiến Thành là một con người tai năng, đức độ. Là người luôn nghiêm hiệu lệnh, rõ thưởng phạt, ông được các vua Lý tin dùng và phong tới đỉnh cao của nấc thang danh vọng. Năm Trinh Phù thứ 4 (1179), ông lâm bệnh, trước khi mất còn tiến cử người hiền để thay công việc của mình. Sau khi ông mất nhiều nwoi trong nước nhân dân đã lập đền thờ ông.

Riêng trên địa bàn Thanh Hóa, ngoài “Chính từ” là ngôi đền ở xã Hà Giang huyện Hà Trung thì ở xã Hà Lộ (nay là xã Hoằng Tiến) huyện Hoằng Hóa, nhân dân nhớ sự tích Tô Hiến Thành đã dừng chân ở địa phận xã khi đi tuần ven biển, bèn tôn ông là Đức Thánh Cả hay là Sát Hải Đại Vương thờ làm thần Thành hoàng của làng.

- Thông tin di tích: Đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.

Tô Hiến Thành làm quan trong triều, khi ông mất, hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến một cách chắc chắn là mộ ông ở đâu, các tài liệu truyền thuyết, thần tích thì ta biết được Tô Hiến Thành sinh ra ở Thanh Hóa. Khi làm quan trong triều ông có đi tuần các vùng ven biển Thanh Hóa.

Do thời tiết khắc nghiệt, nên đền cũng bị hư hại nhiều. Qua nhiều năm, do có ý thức bảo vệ của dân làng nên hiện tại ngôi đền vẫn giữ nguyên được diện mạo và dáng vẻ ban đầu. Hiện nay đền được nằm trên một khu đất rộng, nghênh môn đằng trước bằng gạch, đã hư hại nhiều, hiện trạng đó cho thấy kiến trúc được dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quần thể kiến trúc này bao gồm: tòa Tiền đường đằng trước, đằng sau gồm tòa Bái đường, tòa ống muống và Hậu cung, liên kết với nhau trong một bố cục mặt bằng kiểu chữ công. Bên phải tòa Bái đường có một giếng nước, chếch về đằng sau, bên trái là kiến trúc tòa mẫu mới được xây dựng gần đây, quy mô nhỏ với mặt bằng hình chữ đinh. Một lớp tường hoa thấp xây gạch làm ranh giới giữa kiến trúc này với bãi đất rộng đằng trước.

Cổng nghênh môn là một tòa nhà 3 lớp 2 mái, tường bít đốc. Ở 4 góc có 4 cột trụ vuông chắc chắn, phía chân 4 cột trụ này được đắp 4 con giống hình hổ phù. Bờ nóc và bờ giãi đắp vữa, to mập, có đường gờ nổi tạo cho các bờ giãi nay sự tinh tế đẹp mắt. phía trên cùng hai bên tường đốc được đắp hai hình đấu trụ hai bên đốc vì được đắp nổi hình mặt hổ phù. Bộ mái được lợp bằng ngói mũi thông thường. Nghênh môn có một cửa vòm cuốn đi vào, không có cánh cửa. Phía trong được cấu tạo thành 3 lớp cửa vòm cuốn có kích thước bằng nhau cả chiều rộng và độ cao. Do lâu ngày bị mưa nắng phá hủy, phần mái phía trước bị sụt lở khá nhiều.

Nhìn chung, toàn bộ nghênh môn được xây dựng như một cái nhà chỉ có điều phía bên trong không thể bố trí được gì ngoài việc có tác dụng đi lại. Vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa, không có gỗ. Lối kiến trúc cổng nghênh môn hoàn toàn bằng chất liệu trên, phần nào thích hợp với một vùng đất gần biển do có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Bước qua cổng nghênh môn là một sân rộng bằng đất nện, nay đã được lát gạch chỉ đỏ, có 3 phía tường bao bọc. trong sân được trồng các loại cây cảnh và các loại cây tỏa bóng mát. Tiếp giáp với sân là khu vực Tiền đường, hiện nay toàn bộ khu vực Tiền đường đã được di chuyển đến một khu vực khác thành nhà truyền thống của xã. Bởi vậy diện tích đất khu vực tiền đường vẫn còn để trống, tạo thành một chiếc sân nửa trước khu vực Hậu cung.

  Cảng Lạch Trường.

 

4.jpg

 

5.jpg

Theo các thư tịch cổ, Lạch Trường còn có tên gọi cổ là Y Bích.vốn là một thương cảng lớn từ những năm đầu công nguyên. "An Nam Tức sự" còn ghi chép "… các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn". Tên chữ gọi là Ngu Giang (Sông Ngu).Theo “đất nước Việt Nam qua các “đời” ”(Đào Duy Anh - NXB sử học - Hà Nội 1962 - Trang 43) thì sông Lạch Trường ngày nay là dòng chính của sông Mã xưa kia. Các sách Sử và Địa chí cũ gọi Ngu Giang là khúc sông từ ngã Ba Tuần qua Cầu Tào dọc theo các xã Hoằng Cát, Hoằng Xuyên, Hoằng Đạt, Hoằng Hà xuống Lạch Trường. Nhưng do một biến cố địa chất sông Mã đổi dòng về phía Hàm Rồng. Dòng chính cũ bị tắc. Nhân dân địa phương truyền rằng mãi đến đời Nguyễn, sau một trận lụt lớn đắm một bè gỗ lim ở cửa Tuần Ngu. Bè bị phù sa lấp chẹn nghẽn giữa sông. Ngu Giang mới dần hẹp lại. Đồng thời dòng nước lách giữa núi Ngọc và núi Rồng mở rộng mãi ra (Trước đó đoạn từ Hàm Rồng tới Lạch Trào tức cửa sông Mã nay rất hẹp - chỉ là con ngòi) ngay ở ngã ba Tuần Ngu, cát đất bồi láp dần nay chỉ còn là con lạch nhỏ chảy quan cầu Tào xuyên đến ngã ba Bộ đầu (Làng bộ đầu Thuần Lộc - Hậu Lộc, đối diện Hoằng Phúc, Hoằng Đạt của Hoằng Hóa, gặp sông Trà Giang của Hậu Lộc mở rộng dòng chảy ra Lạch Trường. Cửa Lạch Trường phía Hậu Lộc có sông Y Bích chảy vào nên còn gọi là của Y Bích).

Những thập kỷ cuối của Triều Trần, tình hình biên giới phía Nam thường xuyên bị quấy phá, có lúc Hoằng Hóa trở thành mục tiêu xâm lược của giặc nên là địa bàn quan trọng của nhà Trần trong sự nghiệp Bình Chiêm. Toàn thư cho biết “tháng 3 năm 1380 Chiêm Thành lại cướp các nơi ở Hoằng Hóa. Thượng Hoàng sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ. Đến Ngu Giang (sông Mã thời Trần, sông Lạch Trường nay) đóng cọc ở giữa sông, cầm cự với người Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận tháo chạy. Nhưng tháng 2/1382 Chiêm Thành lại vào cướp, nhà Trần đã chặn, đón quân Chiêm từ Cửa Y Bích tức cửa Lạch Trường. Theo Ngu Giang vượt lên. Tướng Nguyễn Đa Phương được dân Hoằng Hóa giúp đã đột kích quân Chiêm ở cửa Lạch Trường và thắng lớn. Đánh và đuổi giặc theo đường biển chạy dài đến Nghệ An”.

Thời kỳ Nam - Bắc Triều, Thanh Hóa trở vào thuộc Họ Lê, Sơn Nam (Nam Định) trở ra thuộc về họ Mạc. Trong khoảng 60 năm (từ 1533-1593) Hoằng Hóa nói chung, Lạch Trường nói riêng phải chịu những cảnh thảm thương, tiêu điều do chiến tranh. Có tới 10 cuộc chiến tranh diễn ra trên đất Hoằng Hóa do tướng Mạc Kính Điển Nhà Mạc chỉ huy. Phần lớn theo đường thủy vào cửa Lạch Trường dọc sông Ngu tiến lên.Khi nhà Lê mạch lên tấn công trở lại 1593 Mạc rút lên Cao Bằng cửa Lạch Trường mới yên. Trong khách chiến 9 năm, Pháp đã dùng tới 10 tàu chiến khống chế biển Hoằng Hóa. Quân dân Hoằng Hóa đã từng đánh lụi những trận càn của chúng vào năm 1953.

Mở đầu cuộc leo thang đánh phá Miền Bắc, đế Quốc Mỹ cũng chọn Lạch Trường để tấn công và quân dân Hoằng Hóa đã làm nên chiến thắng nức lòng bè bạn ngày 05/08/1964. Bộ đội Hải Quân đã phát huy truyền thống “trận đầu đánh thắng” của QĐND Việt Nam.

Nay bờ biển Hoằng Hóa dài 14km, có cảng biển Lạch Trường rất quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng. Nhưng từ đầu công nguyên cửa Y Bích này đã là một thương cảng lớn.Tìm hiểu nguồn gốc tín ngưỡng Phật giáo ở Thanh Hóa, các nhà nghiên cứu xác định: Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, các vị sư truyền đạo đã theo các thuyền buôn đến cửa Y Bích (Lạch Trường). Trong một số mộ gạch ở di chỉ Lạch Trường các nhà khảo cổ đã tìm thấy cây đèn bằng đồng có yếu tố Ấn Độ. Còn có nhiều mộ táng quan trọng thuộc niên đại Đông Hán thế kỷ I - Thế kỷ III, giữ nhiều cổ vật mang ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

Các thư tịch cổ của nước ta thương nhắc nhiều đến các cuộc Nam chinh hay Tuần du của Vua Chúa về phương Nam theo đường biển. Lạch Trường là một trong những điểm dừng chân trên lộ trình ấy. Thuyền buồm từ Nam ra hay Bắc và thường qua cửa biển này. Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên sang ta vào thế kỷ XIV viết trong "An Nam Tức sự": "các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn".

Nay, từ 2004 đồng thời với đầu tư du lịch sinh thái của các doanh nghiệp, huyện Hoằng Hóa cũng có dự án, đã vét cửa sông, xây cảng cá Lạch Trường. Đêm, đèn như phố, ngày hàng trăm tàu cá trên sông, người mua kẻ bán nhộn nhịp, cờ đỏ rợp sông; tàu đi, tàu về như mắc cưởi. Nhìn cảng cá hôm nay, cảng Y Bích xưa như sống lại, lớn to hơn trong tâm trí du khách.

 

 

 

6.jpg

Hòn Nẹ:

Hòn Nẹ là tên chỉ hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Biển Đông. Đảo Nẹ nằm thuộc hải phận tỉnh Thanh Hóa, nó nằm cách đất liền huyện Hậu Lộc khoảng 6 km về phía Đông, cách bờ biển Hoằng Hoá khoảng 5 km về phía Đông Bắc và cách bờ biển Nga Sơn khoảng 6 km về phía Nam. Hòn Nẹ nằm ở tọa độ 19°54'46" độ Vĩ bắc và 106°00'32" độ Kinh đông. Đảo có đồn trú của một đơn vị bộ đội biên phòng của quân đội nhân dân Việt Nam.

7.jpg
Hòn Nẹ có đền thờ Long Vương. Hàng năm vào ngày 15 tháng 5 âm lịch là ngày "Trời đất giao hoà" dân chài ven biển Nga sơn, hậu Lộc, Hoằng Hóa lại tổ chức các đoàn thuyền rồng ra đảo làm lễ hội cầu mưa thuận gió hoà, sóng yên biển lặng. Cũng tại Hòn Nẹ, vào tháng 7 năm 1964, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã chọn Nẹ làm nơi phục kích để đánh đuổi sự khiêu khích và vi phạm chủ quyền của tàu khu trục Maddox trong cái gọi là "sự kiện vịnh Bắc Bộ"Hòn đảo này hiện đang được bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa quản lý. Hòm đảo Nẹ này còn gắn liền với 1 tích về tình mẫu tử và trong tích đó thì còn gắn liền với cả 2 ngọn núi của huyện Hậu Lộc.

Đứng trên bờ biển từ đất liền thuộc hai huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa) và Kim Sơn (Ninh Bình) nhìn rất rõ Hòn Nẹ, những chiều biển động, ta có thể nhìn rất rõ từng con sóng biển xô vào bọt tung lên trắng xóa.

Trong bài thơ Mẹ Tơm của Tố Hữu cũng có đoạn nhắc đến Hòn Nẹ

"Hòn Nẹ ta ơi mảng về chưa đó? Có nhiều không con nục, con thu?"

Sấm trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Khi nào núi Nẹ nằm đồng, Trâu ăn bãi cỏ thì ông lại về"

Đảo Hòn Nẹ có diện tích khoảng 1 cây số và theo truyền thuyết của người dân vùng Hải Tiến lưu truyền thì Hòn Nẹ được coi là con của núi Sỏi và núi chúa và là mẹ của núi Bần. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp trữ tình nơi đây còn gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa lâu đời đó là tục thời cá voi( ông Nam Hải) gắn với hiện tượng có thật về loài cá voi hay cứu người, cứu những con thuyền lúc gặp bão tố ngoài khơi bởi vậy lễ cầu ngư được tổ chức trên đảo hàng năm với những nghi thức thành kính, trang trọng của người dân vùng biển nơi đây. Bên cạnh đó, vùng biển nơi đây còn là nơi tụ họp của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nụ, cá nhám, cá rưa, tôm hùm, tôm he, mực ván, ốc hương, mực ống,..mang đến sự phát triển kinh tế phồn vinh cho người dân tại vùng biển Hải Tiến.ùng biển Hòn Nẹ là nơi tụ họp của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Thiên nhiên và lịch sử đã đem lại cho nơi đây thắng cảnh sơn thủy hữu tình, gắn với một vùng quê đầy ắp huyền thoại, cổ tích và những ngày hội làng. Với vị trí địa lý tự nhiên hiếm có, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế mở, khu vực biển đảo này còn tiềm ẩn khả năng dồi dào về du lịch biển đảo, sinh thái và khám phá thiên nhiên. Được sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, với ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, người dân Hòn Nẹ đang đóng những con tàu vỏ sắt và trang bị mạng lưới thông tin hiện đại để vượt sóng ra khơi bám biển dài ngày, đánh bắt thủy sản phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ biển trời, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiên nhiên cùng với lịch sử đã đem lại cho đảo Hòn Nẹ một vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, có biển cả giàu đẹp, có những con người làng chài thân thiện, hiền lành và gắn liền với vùng quê đầy những câu chuyện cổ tích và những lễ hội văn hóa ý nghĩa, bởi vậy mà nơi đây được đánh giá là tiềm năng dồi dào về du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và điểm du lịch khám phá thiên nhiên lý tưởngNgoài vị trí chiến lược, vùng đảo Nẹ còn là danh thắng hữu tình. Theo “Đại Nam nhất thống chí” vào năm Hồng Đức thứ 7 vua Lê Thánh Tông có lần qua đây đã cảm tác bài thơ vịnh cảnh “Linh sơn hải khẩu”  vịnh về non nước, nơi đây và bài tựa nói: “Bên cạnh nước biển, núi xanh cao chót vót, hình núi dị kỳ đứng sững cửa biển, chân núi có động sâu thẳm không cùng. Để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, người dân đi biển phải dựa vào lực lượng siêu nhiên nào đó để nhân lên sức mạnh tinh thần, chính điều đó đã hình thành và mang đến cho người dân nơi đây tín ngưỡng và tục thờ thủy thần để cầu ngư, cầu sóng yên biển lặng, không bão tố lụt lội, mong thần linh che chở, bảo hộ trên sông biển mỗi khi ra khơi vào lộng, giúp những thương thuyền buôn bán ngược xuôi và cả những người trồng lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Tục thờ cá voi (ông Nam Hải) gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu thuyền lúc bão tố ngoài khơi và lễ hội cầu ngư được tổ chức ở đây với những nghi thức trang trọng, thành kính.

Cùng với các làng trong đất liền, tại Đảo Nẹ người ta cũng cho xây dựng một ngôi đền thờ thủy thần.Cứ ba năm lễ hội lớn ở làng Diêm Phố được tổ chức định kỳ vào mùa xuân, trong ba ngày, từ 22 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch. Tín ngưỡng này gắn liền với lễ hội Cầu Ngư (xưa còn gọi là Cầu Mát) thờ các vị thần biển và đám rước Hội đồng thần linh của làng, đó là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân không chỉ ở Hậu Lộc mà còn có sức thu hút cả những ngư dân miền biển tỉnh Thanh về dự.

8.jpg
Lễ hội kéo dài trong ba ngày liền. Ngày đầu tiên (ngày 22) tùy theo con nước lớn ròng để thuyền cập vào đảo, dân làng tổ chức rước kiệu từ đền thờ cá  Ông lên thuyền ra đảo Nẹ. Sau khi đám rước từ đảo Nẹ về thì yên vị tại khu thờ tự của làng để sáng hôm sau (ngày 23) rước về đàn tế. Xưa, trong lễ hội còn tổ chức hát bội (hát tuồng) tại đền thờ cá Ông. Sáng ngày 24, dân làng rước cỗ từ nhà trọ tới đàn tế. Tại đàn tế, dân làng tề tựu đông đủ để tế lễ Đức Ông Nam Hải và các vị thủy thần, sau đó rước Long Châu đến cửa biển chỗ giao nhau của thủy triều nơi nước sông gặp nước biển để tiễn Long Châu về với biển khơi. Với những nghi lễ như vậy dân làng tin rằng cá Voi và các vị thần linh sẽ phù hộ độ trì cho thuyền bè của họ được "xuôi chèo mát mái", cuộc sống no đủ, bình yên, hạnh phúc. Trong lễ hội cầu ngư dân làng thường tổ chức bơi thuyền làm đẹp lòng các vị thần biển và cá Voi vừa để rèn luyện sức khỏe dẻo dai, sự lanh lợi của ngư dân làm nghề chài lưới trên sông biển.

Ở vào khu vực có nhiều cửa lạch châu tuần. Vùng biển nơi đây thuộc diện  nông, yếu tố nhiệt độ trong nước ít diễn biến phức tạp, là nơi tụ họp của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá nụ, cá nhám, cá rưa..., tôm hùm, tôm he, mực ống, mực ván, ốc hương... nơi đây thực sự tiềm tàng nhiều khả năng phát triển kinh tế phồn thịnh. Nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ hay về vùng biển đảo này: “Hòn Nẹ ta ơi, mảng về chưa đó/Có nhiều không con nục, con thu/Chào những buồm nâu, thuyền câu Diêm Phố/Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù”. 

Thiên nhiên và lịch sử đã đem lại cho nơi đây một vùng thắng cảnh  sơn thủy hữu tình, có biển cả giàu đẹp, gắn với một vùng quê đầy ắp những huyền thoại và cổ tích, với những ngày hội làng náo nức của những người dân, hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Du khách đến nơi  đây sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã đậm đà hương vị của xứ Thanh, với các loại đặc sản:

Cá trích ăn với bánh đa

Vợ ăn, chồng bảo về nhà đỡ cơm

Chợ Hôm rất lắm ốc hương

Ăn dăm ba chục vấn vương nơi này.

9.jpg

Vào năm 1445 các chức sắc trong làng đã cho xây dựng đền thờ Đức Vua Thông Thủy đảo Nẹ Sơn (được ghi chép lưu giữ tại đền thờ Đức vua). Kinh qua thời gian và những biến động của lịch sử, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, đảo Nẹ là tụ điểm đánh phá ác liệt. Ủy ban hành chính của xã Ngư Lộc lúc bấy giờ đã quyết định đưa kiệu và bát hương của Đức Vua vào Nghè Diêm Phố trong đất liền để thờ. Sau ngày hòa bình lặp lại bát hương và cỗ kiệu của Đức vua Đảo Nẹ lại được đưa ra đảo để thờ cho đến ngày nay.
Tương truyền rằng trên hòn đảo này có một cái hang khá sâu, một ngày kia có một người đi câu tôm phát hiện ra thi thể của một người đàn ông nằm chết không hiểu vì lý do gì, người câu tôm liền đưa vào hang để chôn cất. Ban đầu người dân đi đánh bắt qua đây có ghé vào thắp hương cho người sấu số và cầu khấn. Nhưng sau đó họ thấy được sự hiển linh kỳ diệu, kết quả đánh bắt được nhiều trong chuyến đi của họ luôn gặp điều may mắn. Từ đó dân làng Diêm Phố cho rằng đó là một vị thần trên trời được phái xuống giúp dân, ngay lập tức các vị chức sắc trong làng cho lập một điện thờ ngay cửa hang. Thời gian trôi qua hòn Nẹ Sơn vẫn sừng sững qua bao phong ba bão táp, trong tâm thức của người dân nơi đây vị thần đảo Nẹ Sơn là vị thần tối linh (linh thiêng) cai quản các cửa biển. Bởi vậy trong những dịp lễ tết, đầu xuân năm mới chuẩn bị cho một mùa bể giã mới ngư dân đều sắm chút lễ vật ra đảo thắp hương trình báo với thần cầu mong sự che trở trong đời sống nghề nghiệp.
Với sức mạnh và tầm quan trọng của mình trong việc bảo quốc hộ dân, thần Nẹ Sơn cũng được triều Nguyễn phong sắc Thượng Đẳng Thần. Không những vậy các đạo dụ còn ghi chép, vào ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (năm 1971), làng Diêm Phố gặp một trận hạn lớn, mấy tháng liền không mưa, con người lẫn gia súc không còn đủ sức để gượng dậy, Làng đã lập đàn tế cầu mưa nhưng không linh hiệu. Trước khó khăn đó, các vị chức sắc trong làng quyết định thành lập một ban ra đảo Nẹ rước kiệu của thần vào, thì kì lạ khi vào đến đất liền như có một sức mạnh thần bí cỗ kiệu của thần bỗng nhiên quay tròn, các vị bô lão trong làng thấy có sự linh ứng của thần liền cho tổ chức lễ cầu, ngay lập tức trời đổ mưa không ngớt nhiều ngày liền, vạn vật cây cối được tưới nước hồi sinh trở lại, dân làng vui mừng khôn xiết. Ngay sau đó các vị chức sắc đã tâu việc này tới triều đình và được triều đình nhà Nguyễn tiếp tục phong sắc cho thần Đảo Nẹ là Thượng Thượng Đẳng Thần (dân làng thường gọi là Đức Vua Thông Thủy) tức là vị thần tối cao của ngư dân. Bên cạnh sắc phong Thượng Thượng Đẳng Thần, đức vua còn được phong nhiều đạo sắc khác như: Bát Hải Long Vương, Hà Bá Linh Quan, Đối Sát Cửa Giang… [41, tr.25-34]. Ngày giỗ của Đức Vua được tổ chức khá long trọng vào ngày 10 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày giỗ của ngài, trong đất liền thường tổ chức một đoàn thuyền rước lễ ra đảo để cúng lễ cầu cho quốc thái dân an, cầu cho ngư dân "Đánh khợi gặp đống, Đánh lộng gặp tía" ra khơi gặp nhiều may mắn tránh mọi rủi ro tai ương của biển cả.

  

 

*Núi Linh Trường:

10.jpg

 Là một khung cảnh sơn thủy hữu tình với người muốn cảm giác bình yên mà lạ lẫm.Núi Linh Trường như sải tay dài gần 5km ôm phía bắc bãi biển Hải Tiến, nơi ngăn con sông Lạch Trường uốn lượn, tạo nên bức tranh sơn thủy làm xao động lòng người. Chúng ta đi theo con đường mòn giữa rừng thông, hòa mình vào thiên nhiên xanh mát mắt, ngắm nhìn dòng sông Lạch Trường uốn lượn quanh chân núi, xa xa bên kia sông là những cánh đồng muối, bãi nuôi ngao với những chiếc chòi canh lênh khênh. Ở độ cao 200m, tầm mắt chúng ta bao trọn cả vùng biển rộng 12km, trải dài từ cửa Lạch Trường đến cửa Hới nơi sông Mã đổ ra biển, những hàng phi lao ngút ngàn che chở cho cư dân làng chài lưới bên trong và cánh đồng lúa ven chân núi.

11.jpg

Trên Núi Linh Trường có trân địa pháo 12ly 7 của Trung đội lão dân quân Hoằng trường anh hùng.

Đây cùng là điểm các đội dù lượn thường xuyên tổ chức các hoạt động nhảy dù lươn. từ trên cao bạn được thả mình ngằm toàn cảnh khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến.

 12.jpg

13.jpg

 

 

 Tượng Đài Lão Quân Hoằng Trường:

14.jpg
- Địa điểm:  Tại khu vục thôn 3 xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.

- Đăc điểm: Đây là công trình tưởng niệm chiến công của các cụ lão dân quan Hoằng Trường huyên Hoằng Hóa, đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống mỹ các cụ đã dùng xung bộ binh băt rơi máy bay mỹ.

15.jpg
Năm 2012 công trình được xây dựng trên diện tích đất là 1.2ha bao gồm các công trình khu lưu niêm của các cụ lão quân Hoằng Trường, Tượng đài lão quân và phu điệu; hệ thống sân vườn,cảnh quan. Tư
ợng đài cao 17,1 mét, nặng 170 tấn, đứng vững chãi trong khuôn viên rộng 12.131 m2 tại xã Hoằng Trường góp phần khắc họa bản lĩnh trung dũng, kiên cường của nhân dân tỉnh Thanh Hóa trước kẻ thù xâm lược.Tượng đại lão quân là công trình tưởng niện các vi lão quân Hoằng Trường anh Hùng.

“Sau thời điểm Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5-8-1964), giặc Mỹ điên cuồng bắn phá. Lúc ấy trai trẻ đi lính hết, ở địa phương chỉ còn người già, trẻ em và một số ít người trung tuổi. Số người trung tuổi này có đề nghị chính quyền cho thành lập đội dân quân trực chiến và sau đó được chấp nhận...”. “Trung đội Lão dân quân Hoằng Trường” được thành lập tháng 9 năm 1967, gồm 18 cụ, người thấp nhất là 49 và cao nhất là 69 tuổi, được trang bị một số súng bộ binh và 3 khẩu súng 12,7 ly ( “mười hai ly bảy” ) do đơn vị hải quân giúp đỡ. Sau 15 ngày được một số cán bộ quân sự tỉnh, huyện và hải quân huấn luyện, trung đội đã được chính quyền xã làm lễ xuất kích. Đơn vị dân quân này tổ chức trực chiến trên cao điểm 201 ở Lạch Trường – nơi máy bay địch thường xuyên bắn phá. Ngày 14-10-1967, hai máy bay F4H từ biển bay vào ném bom cách trận địa 300 m, Trung đội đồng loạt nổ súng chính xác với 92 viên đạn 12,7 ly, bắn rơi một chiếc F4H. Đây là đơn vị lão dân quân đầu tiên và duy nhất trên miền Bắc bắn rơi máy bay phản lực Mỹ bằng súng bộ binh và được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Tại Bảo tàng huyện Hoằng Hóa hôm nay, những dòng chữ của Bác vẫn còn nguyên giá trị lịch sử: “... Tôi rất vui mừng được tin ngày 14 tháng 10 vừa qua, các cụ đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 2.400 bằng súng bộ binh. Tôi nhiệt liệt mừng chiến công vẻ vang của các cụ. Với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù địch sâu sắc, các cụ đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thật là tuổi cao chí càng cao. Đây là một gương sáng cho đồng bào cả nước đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta đến thắng lợi hoàn toàn...”. Sau đó đúng 10 ngày, vào 24-10-1967, các cụ dân quân ở đây lại bắn rơi thêm một chiếc máy bay AD6. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, các cụ còn khuyến khích con cháu và động viên thanh niên trong xã tham gia nhập ngũ. Với những thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động, Trung đội Lão dân quân Hoằng Trường đã được  Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 1 Huân chương chiến công hạng Nhất. Ngày 25-8-1970, Trung đội này đã được Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

     Thời gian vẫn lặng lẽ trôi, trong Trung đội Lão dân quân Hoằng Trường ngày ấy, giờ đây nhiều người không còn nữa, nhưng chiến công bắn rơi 2 máy bay Mỹ bằng vũ khí thô sơ sẽ còn lưu truyền mãi. Với lòng yêu nước và sự mưu trí, những con người bình dị nơi cửa biển ấy đã điểm thêm một dấu son trong bản hùng ca của lịch sử chiến tranh nhân dân Việt Nam.

 

Tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam:

 16.jpg

Công trình được xây dựng tai khu vực Cảng Lạch Trường, huyện Hoằng Hóa. Tượng đài chiến thắng được xây dựng tại cửa biển Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, với tổng diện tích khuôn viên 1.630m 2 .Công trình gồm tượng đài cao 16,71m và một số hạng mục công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư là 4,324 tỷ đồng, trong đó Bộ Tư lệnh Hải quân hỗ trợ 500 triệu đồng, số còn lại thuộc vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

 Công trình được xây dựng nhân kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 26 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19-12, tại cửa biển Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức Lễ khánh thành công trình tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Công trình tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam là kết quả phối hợp giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân. Theo đó, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Xuân Hưng thi công, xây dựng công trình. .

Công trình tượng đài chiến thắng mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, chính trị và văn hóa - xã hội, là nơi ghi lại chiến công oanh liệt của quân, dân Lạch Trường và Hải quân nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Lạch Trường và Hải quân nhân dân Việt Nam trong ngày 2 và 5-8-1964 đã đi vào lịch sử dân tộc, là chiến thắng đầu tiên của quân dân Lạch Trường phối hợp cùng Bộ đội Hải quân chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc, góp phần cùng quân, dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân, Hải quân của đế quốc Mỹ, cổ vũ đồng bào chiến sĩ miền Nam thi đua giết giặc, lập công. Đây là công trình thể hiện sự tri ân sâu sắc, tình cảm thiêng liêng đối với những đóng góp, hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt nam và quân, dân Thanh Hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Công trình được đưa vào sử dụng sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của các thế hệ ông cha và tinh thần đoàn kết, phối hợp giúp đỡ giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với quân dân Thanh Hóa anh hùng cho các thế hệ mai sau. Qua đó tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết quân-dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc trong tình hình mới.

- Chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam:

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và chiến công đánh thắng trận đầu đã trôi qua 50 năm nhưng bài học về sự phối hợp lực lượng phòng không ba thứ quân đánh thắng Không quân, Hải quân của đế quốc Mỹ ở Lạch Trường - Thanh Hóa (5-8-1964) vẫn còn nguyên giá trị.

17.jpg
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thanh Hóa là địa bàn trọng điểm được xác định là hướng chiến lược quan trọng ở tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Quân khu; là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam; là kho dự trữ hậu cần quan trọng. Theo chỉ đạo của Trung ương, nhằm chủ động đối phó với âm mưu thủ đoạn đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp chuẩn bị kỹ về mọi mặt cho cuộc chiến tranh. Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về tình hình nhiệm vụ và hướng dẫn những việc làm gấp của công tác phòng không.

Ngày 14 tháng 3 năm 1964, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập Hệ thống tổ chức, chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp. Đồng chí Chủ tịch ủy ban hành chính các cấp, thủ trưởng các cơ quan, các ngành trực tiếp làm chủ nhiệm phòng không. Cơ quan phòng không các cấp có quyền huy động mọi lực lượng và phương tiện cần thiết phục vụ cho chiến tranh. Cơ quan Tham mưu phòng không được đặt tại Tỉnh đội, đồng chí Tỉnh đội trưởng làm Tham mưu trưởng. Cơ quan Tham mưu phòng không giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch chỉ huy, thông báo, báo động, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng không nhân dân, huấn luyện các đội chuyên môn làm nhiệm vụ bảo vệ, chữa cháy, cứu thương, thông tin liên lạc…Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo xây dựng các trạm báo động phòng không, các hầm trú ẩn, các giao thông hào công cộng ở những địa bàn trọng yếu, trọng điểm về kinh tế, văn hóa-xã hội, khu tập trung đông người…Hệ thống phòng không các cấp ra đời kịp thời thể hiện tinh thần đề cao cảnh giác của quân và dân Thanh Hóa sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam trong nửa đầu năm 1964, làm thất bại một bước kế hoạch Giôn xơn-Mac Na-ma-ra. Chương trình bình định của Mỹ, xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt“ về cơ bản bị thất bại trên nhiều bình diện. Tình hình chính trị, quân sự của Mỹ và bọn tay sai ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng, điều đó đã tạo bước chuyển mới có lợi cho phong trào cách mạng của ta. Lực lượng quân sự, chính trị của ta phát triển lớn mạnh hơn trước, đặc biệt là khối chủ lực cơ động của ta ở miền Nam đã tạo ra quả đấm thép, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.

 

18.jpg

Càng thua đau ở miền Nam và trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ càng tăng cường chống phá miền Bắc. Chúng dùng hoạt động không quân trong kế hoạch 34A nhằm thu thập tin tức tình báo, phát hiện hệ thống phòng không, ra đa, căn cứ quân sự, hệ thống kho tàng trên miền Bắc. Ngày 2-3-1964, Mỹ dùng tàu Khu trục tuần tiễu ven biển Bắc Việt Nam trong kế hoạch Đề-sô-tô để làm hậu thuẫn cho quân nguỵ đánh phá các hải đảo và vùng dân cư ven biển các tỉnh khu IV.

Ngày 1-4-1964, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đưa ra kế hoạch đánh phá các tuyến vận chuyển chiến lược của ta dọc biên giới Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia nhằm ngăn chặn sự chi viện Bắc vào Nam. Kế hoạch này được Mỹ dự định thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Truy kích Việt Cộng qua biên giới Lào và Cam-pu-chia. Giai đoạn 2: Mở đợt công kích và dùng mìn đánh phá các mục tiêu đã dự định trong nội địa miền Bắc. Giai đoạn 3: Tăng cường oanh tạc mạnh mẽ và liên tục miền Bắc, gồm 3 điểm: Dùng hải quân phong toả cảng Hải Phòng; dùng tàu phóng ngư lôi tiến công các căn cứ miền Bắc; ném bom các thành phố miền Bắc .

Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ thông qua kế hoạch dùng không quân, hải quân đánh phá 94 mục tiêu miền Bắc nước ta (trong đó có cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá).         

Những hoạt động khiêu khích của Mỹ

Thực hiện kế hoạch đó, ngày 12-6-1964, một trung đội biệt kích ngụy dùng thuyền cao su đổ bộ vào bờ biển huyện Tĩnh Gia, rồi tiến sâu vào nội địa, phá sập cầu Hang trên quốc lộ 1A, bắn chết 1 dân thường. Ngày 30-6-1964, tập kích vào một nhà máy nước ở tỉnh Quảng Bình… Đồng thời với hành động khiêu khích trên, Mỹ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 34 A, dùng các tàu khu trục hạm đội 7 tuần tiễu, khiêu khích trong vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Để chuẩn bị cho đất nước bước vào cuộc chiến đấu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 29-6-1964, Bộ Chính trị ra chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ”.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Thanh Hoá nghiêm khắc tự phê bình, rút ra bài học về thiếu cảnh giác vụ cầu Hang. Đồng thời lần lượt thành lập các đơn vị pháo binh dân quân cho các đơn vị ven biển, các tổ dân quân bắn máy bay bằng súng bộ binh cho các đơn vị trọng điểm. Đến cuối năm 1964, tuyến  phòng thủ dọc biển, các cửa lạch, các vùng trọng điểm thị xã Thanh Hóa, Hàm Rồng, các địa phương ven biển như Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia… dân quân được trang bị vũ khí, huấn luyện, bố trí thế trận sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay, tàu chiến Mỹ.

Bờ biển Thanh Hoá dài trên 102km, có 6 cửa lạch, trong đó có 3 cửa lạch lớn, quan trọng: Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Ghép. Lạch Trường, Lạch Hới thường là nơi trú đậu, tập kết của tàu hải quân  và cũng là nơi bố trí các trạm ra đa, trạm phòng không của ta. Ngoài ra dọc bờ biển Thanh Hoá còn có hai đảo: Hòn Nẹ thuộc huyện Hậu Lộc về phía đông Bắc, Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia  về phía đông Nam của tỉnh. Đảo Hòn Nẹ và đảo Hòn Mê trong chống chiến tranh phá hoại với đế quốc Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là tai mắt của đất liền.

Vào những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ liên tục có những hoạt động khiêu khích miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh ở khu IV và Thanh Hoá. Đêm 30 rạng ngày 31-7-1964, lực lượng biệt kích của hải quân nguỵ bất ngờ đánh phá đảo hòn Mê (Thanh Hoá) và hòn Ngư (Nghệ An). Trong khi đang cho máy bay bắn phá ở một số điểm ở phía tây tỉnh Nghệ An, tàu Ma Đốc của Mỹ được lệnh tiến sâu vào vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, thu thập tin tức tình báo về các trạm ra đa và trận địa phòng thủ của ta. Hầu như bờ biển Thanh Hoá từ đảo Hòn Nẹ đến đảo Hòn Mê trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1964, ngày nào cũng có tàu tuần tiểu Mỹ, ngụy hoạt động.

Tuyên bố bịa đặt của Mỹ và cuộc chiến đấu phòng thủ chủ động của quân dân ta 11 giờ 30 phút ngày 2-8-1964, phân đội hải quân  gồm 3 chiếc tàu phóng lôi  333, 336, 339 thuộc đoàn 135, Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam đã hành quân tới vùng biển Hòn Mê và chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. 13 giờ 30 phút, tàu Ma Đốc xâm phạm vùng biển giữa Hòn Mê và Lạch Trường. 14 giờ 52 phút, tàu chỉ huy của ta phát hiện tàu địch và được lệnh tấn công, truy đuổi, buộc chúng phải rút ra vùng biển quốc tế.

Sau thất bại ngày 2-8-1964, để chuẩn bị cho bước leo thang mới, đế quốc Mỹ tăng cường hạm đội 7 về phía biển Đông. 23 giờ ngày 4-8-1964, Tổng thống Mỹ Giôn-Xơn họp Hội đồng an ninh Quốc gia và ngay sáng ngày 5-8, chính phủ Mỹ ra tuyên bố bịa đặt “Cuộc tiến công thứ  2 của Hải quân Bắc Việt Nam”. Đồng thời ra lệnh cho không quân và hải quân địch đánh trả đũa mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với qui mô lớn chống lại miền Bắc Việt Nam.

Với chiến dịch “Mũi tên xuyên”, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 5-8-1964, từ 2 tàu sân bay Ti-côn-đê-gô-ra và Côn–xtơ-lê-xơn thuộc hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi Đà Nẵng cho 64 lần chiếc máy bay gồm các loại máy bay cánh quạt A1 “giặc trời”, A4 “diều hâu” và các loại máy bay phản lực F4 “con ma”, F8 “thập tự quân” đã bay vào bắn phá Lạch Trường (Thanh Hoá), sông Gianh (Quảng Bình), Vinh, Bến Thuỷ (Nghệ An), thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh ).

Lúc 14 giời 45 phút ngày 5-8-1964, lực lượng không quân Mỹ từ hạm đội 7 bay vào đánh phá từ đảo hòn Nẹ huyện Hậu Lộc đến cửa Lạch Trường huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá. Ngay sau khi máy bay Mỹ xuất hiện bắn phá cửa Lạch Trường và công kích vào các tàu hải quân ta. Đơn vị dân quân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc thuộc huyện Hậu Lộc; xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá; tự vệ đánh cá Lạch Trường; Đại đội 19 Phòng không bảo vệ trạm ra đa; đồn công an vũ trang 74… nhanh chóng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Khi địch cho máy bay bắn phá vào cửa lạch và công kích vào các tàu hải quân ta, bằng những khẩu súng bộ binh, dân quân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc, Hoằng Trường; súng máy 14,5mm cuả đại đội 19 bộ đội phòng không; súng trường của đồn công an vũ trang trên bờ phối hợp với súng máy, cao xạ trên tàu hải  quân ngoài khơi bắn trả quyết liệt máy bay giặc Mỹ. Những tay súng của tự vệ xí nghiệp đánh cá Lạch Trường, cùng các chiến sỹ trên tàu hải quân quần nhau với giặc giữa biển khơi.

Trung đội dân quân xã Hoằng Trường do trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy, cụ Tường 63 tuổi, tuy tuổi cao, mắt kém vẫn bình tĩnh phụ trách khẩu trung liên cùng con cháu chiến đấu kiên cường. 12 cô gái dân quân xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc  đã chiến đấu ngoan cường với lũ giặc trời. Hai cô gái Nguyễn Thị Vy 17 tuổi; Lê Thị Thảo 20 tuổi chưa từng quen với sóng cả nhưng vẫn xung phong vượt sóng ra khơi dưới làn bom đạn địch để cứu chữa thương binh, tiếp đạn cho tàu hải quân chiến đấu. Đoàn viên thanh niên Tô Thị Đạo không tiếc thân mình nhiều lần tiếp máu cứu sống thương binh. Sự chi viện, chăm sóc của nhân dân khu vực Lạch Trường đã làm tăng thêm sức chiến đấu của lực lượng hải quân ta, góp phần vào chiến thắng vẻ vang.

15 giờ 15 phút trận chiến đấu tại Lạch Trường kết thúc, quân và dân khu vực Lạch Trường phối hợp chiến đấu ngoan cường bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ.

Trong trận chiến  đấu này, dân quân Lạch Trường đã bám trụ trận địa, cùng với các lực lượng khác trong khu vực quần lộn với địch trong suốt 40 phút, lực lượng dân quân tự vệ vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, tiếp đạn, vận chuyển cứu chữa thương binh, sẵn sàng tiếp máu cứu sống đồng đội… Qua thử thách chiến đấu, dân quân tự vệ Lạch Trường thực sự là đội quân vững mạnh, có ý chí kiên cường, dũng cảm.

Chiến thắng Lạch Trường Thanh Hoá đã góp  phần vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc trong ngaỳ 5-8-1964, hạ 8 máy bay giặc Mỹ; cổ vũ quân và dân miền Bắc hăng hái quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ; góp phần vào cổ vũ đồng bào, chiến sỹ miền Nam tiến lên giết giặc lập công.

Chiến thắng trận đầu  ngày 2 và 5-8-1964 là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, chiến thắng của ý chí quyết tâm chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược của Hải quân nhân dân Việt Nam và của quân dân miền Bắc nước ta; là biểu tượng của bản lĩnh Việt Nam kiên cường, bất khuất; của dân tộc yêu tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược; của trí tuệ, lòng yêu nước, căm thù giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam được kế thừa, phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng Lạch Trường ngày 5-8-1964 ở Thanh Hoá cũng như cả nước có tiếng vang lớn trên thế giới. Loài người tiến bộ trên thế giới đều thấy rõ hành động dã man của đế quốc Mỹ và ngạc nhiên, khâm  phục chiến công kỳ diệu của quân và dân ta. Ngày 12-10-1964, Đại sứ quán Cu-ba tại Hà Nội đã vào thăm Thanh Hoá, tặng cờ lưu niệm cho 2 xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc và xã Hoằng Trường huyện Hoăng Hoá. Lực lượng vũ trang và nhân dân xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá; lực lượng vũ trang và nhân dân xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Vinh dự, tự hào cùng với những chiến thắng vẻ vang Quân chủng Hải Quân, Phòng Không Không quân, quân và dân Thanh Hóa, quân và dân cả nước cùng hòa vào niềm vinh dự đó có những tên đất, tên làng như: Hòn Mê, Hòn Nẹ, Lạch Trường, Cửa Hới, Phà Ghép... của quê hương xứ Thanh đã mãi mãi đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất tận về trận đầu ra quân đánh thắng cuả Hải quân nhân dân Việt Nam.

Chùa Hồi Long

19.jpg
Hồi Long ở làng Lương Hà - Tổng Ngọc Chuế xưa, nay là 8 xã vùng biển Hoằng Hoá cũng được xây dựng vào thời kỳ này, thế kỷ thứ 11.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn, năm 1558 một gia đình họ Nguyễn đã công đức cùng các phật tử xây dựng lại chùa vào năm 1558 gồm 3 ngôi:

- Ngôi Tam Bảo 05 gian với năm hàng cột, cột hiên bằng đá, gỗ làm chùa tất cả đều là Lim xanh Thanh Hoá. Kiến trúc theo kiểu thượng rường hạ kẻ, xà xoi ống móc lòng, má kiệu, cửa lim bích bàn. Bức đại tự khắc 3 chữ “Phú Thiên Môn” và đôi câu đối “Thiên khai Ngọc Chuế danh lam thắng - Địa dẫn Hồi Long cổ tích truyền”.

20.jpg

- Ngôi thờ Tổ, thờ Mẫu mỗi ngôi 3 gian làm bằng gỗ Lim. Hiên lát bằng đá xanh chạm trỗ. Ngai thờ, khám thờ tất cả làm bằng gỗ Vàng Tâm, sơn son thiếp vàng, đường nét trang trí tinh xảo. Tượng Phật phần lớn làm bằng gỗ Mít, sơn son thiếp vàng, bài trí theo thứ bậc. Nhìn mỗi pho tượng mỗi vị một vẻ, toát lên sự uy nghiêm khiến mỗi ai bước vào nơi cửa Phật cũng phải tự ngẫm mình, tượng gỗ cao nhất là 1,5m (tượng Long quan và Thổ địa). Ngoài các pho tượng bằng gỗ Mít còn lại có một số pho tượng bằng Đồng kích cỡ bé hơn, tượng Long quan và Thổ địa 50cm. Đồ thờ một số bằng gỗ còn lại hầu hết bằng đồng thau, đồng hun, sành sứ. Một số sành sứ thờ ở chùa có từ đời Lý. Hiện vật còn lại 1 tượng Ngọc Hoàng - cao 80cm, 1 chóe đựng nước từ thời nhà Minh - cao 45cm, bao lần bán đi chuyển lại. Nay gia đình có hiện vật đã trao lại cho chùa, giá trị hiện vật hàng chục triệu đồng.

- Chùa Hồi Long nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tổng Ngọc Chuế, giữa cồn cát nơi địa thế cao không bao giờ ngập lụt. Lưng tựa núi Linh Trường, trước mặt là điểm hội thuỷ của 3 dòng nước: Sông Mã - Sông Cung và thuỷ triều lên. Phía Đông dải đất cao ven biển gồm các xã: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ. Phía Tây là dải đất màu mỡ do phù sa bồi lắng gồm các xã: Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông. Tương truyền ông Tả Ao có lần qua đây ngắm phong thuỷ ông cho khơi rộng thêm cái ao (phía Tây của chùa) để mắt Rồng lộ rõ. Chùa nhiều người cảm nhận là tối uy linh, vì thế nơi đây quanh năm không ngớt khói hương, nhân dân khắp nơi về đây cầu cúng, người tạ điều may, người sám hối lỗi lầm - nam thanh, nữ tú xem hầu đồng, hầu bóng ở Phủ Mẫu để cầu duyên, trả nghiệp. Vì thế có câu:

“Chùa Hồi Long khánh Đá chuông Đồng,
Muốn chơi trả của cho chồng mà chơi”

21.jpg

Thế mới biết chùa Hồi Long xưa không chỉ là thắng tích mà còn là cán cân công lý vô hình giúp mọi người thành tâm hướng Đạo.

Trước năm 1945 nơi đây là nơi trú ẩn hội họp của các cán bộ tiền khởi nghĩa. Những chủ trương đường lối cách mạng Việt Nam được phổ biến tại đây do đồng chí Tố Hữu chủ trì. Những lớp học về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, về cách mạng Tháng Mười Nga cũng được tổ chức nhiều đêm ở chùa này.

Năm 1946 một lần về tham lại nơi hoạt động cũ của Đoàn đại biểu Quốc hội khoá I tỉnh Thanh Hoá do ông Lê Tất Đắc dẫn đầu, cùng đi còn có Vua thoái vị Bảo Đại. Trước cảnh đẹp nên thơ khi đoàn ngắm Hòn non bộ do một nghệ nhân Hậu Lộc cung tiến, nhìn cây Hồng không hạt trĩu quả, con Rùa Vàng bò đi ngoảnh lại như gặp được người thân, tường ngói rêu phong bao phủ, xung quanh chùa là cả một đồi cây cổ thụ lớn nhỏ khác nhau, dây leo chằng chịt, chỉ để lại lối đi cho khách thập phương. Chiều đến từng đàn chim di cư cũng về nơi cửa chùa tụ họp, như mong muốn sự bình an. Tiếng Cuốc, tiếng Cò hoà quyện vào nhau cùng tiếng chuông chùa sâu lắng, tạo nên một không gian tĩnh mịch khi hoàng hôn buông xuống. Cảm nhận vẻ đẹp nên thơ này ông Vĩnh Thuỵ tặng chùa đôi câu đối:

“Thời thời thiên lộc đáo
Nhật nhật địa phúc lai”

22.jpg

Dãi dầm qua năm tháng và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Chống Mỹ chùa không có điều kiện tu sửa nên đã xuống cấp và hư hỏng nặng, năm 1968 UBND xã đã đưa về xây dựng trường học. Đến nay dấu tích chùa xưa chỉ còn lại một cổng Tam quan, hoạ tiết trang trí nay đã mờ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự tinh xảo và chất liệu màu sơn bền đẹp khiến ta không thể không ngưỡng mộ danh thắng của một thời ở chùa này. Sách địa chí Văn hoá Hoằng Hoá xuất bản lần thứ nhất phần chùa chiền có viết: “Những ngôi chùa xa xưa và nổi tiếng là chùa Bảo Phúc ở Phú Khê, chùa Hồi Long ở Lương Hà…”

Có lẽ vì sự nổi tiếng đó mà sau 28 năm dỡ bỏ (1968) đến 1996 nhân dân trong làng đã tự nguyện cùng nhau phục dựng với ý nguyện là để xây dựng lại cảnh quan, xây dựng lại sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, giữ gìn bản sắc văn hoá, đem lại giáo lý phật đà cho mọi người.

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó, ngày 29/07/1996 UBND huyện Hoằng Hoá đã phê duyệt cho phép phục dựng lại chùa. Trong quá trình phục dựng, việc di dời hàng nghìn ngôi mộ xung quanh Tam quan là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp liên quan đến tâm linh của hàng nghìn hộ gia đình, không chỉ bên Lương mà còn cả bên Công giáo.

Vì vậy, UBND huyện Hoằng Hoá cho phép di dời về phía trước cổng Tam quan cũ (phía Nam) 40m. Đây là vị trí đáp ứng được nguyện vọng của mọi người dân, đáp ứng tâm linh của hàng nghìn hộ gia đình có mồ mả, đồng thời đảm bảo được các yếu tố phong thuỷ của chùa: Toạ Sơn, hướng Thuỷ.

23.jpg

Suốt 13 năm qua Phật tử và khách thập phương về đây ngày một đông. Trước thực tế này UBND xã Hoằng Thanh đã kính trình UBND huyện Hoằng Hoá - Ban trị sự Phật Giáo Hoằng Hoá, Ban trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Thanh Hoá xin bổ nhiệm sư trụ trì điều hành hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đạo Phật.Ngày 25/11/2008 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Thanh Hoá ra Quyết định số 198/QĐ-BTSPG bổ nhiệm sư cô Thích nữ Đàm Ngoan về trụ trì chùa.

Ngày 18/03/2009 Công an tỉnh Thanh Hoá cấp con dấu theo quy định số 2885 QĐ/CATH đề điều hành hoạt động và thực hiện quy định theo pháp luật

Ngày 12/10/2009 UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 3563 về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa Hồi Long tại xã Hoằng Thanh để thực hiện dự án xây dựng, phục hồi và mở rộng chùa với diện tích 14.030m2 Bằng tấm lòng hảo tâm công đức của tăng ni, phật tử và bà con khắp mọi nơi tham gia đóng góp sức người, sức của, chùa Hồi Long đang được khẩn trương phục dựng. Được quy hoạch trên diện tích 1,4 ha, chùa thiết kế theo hình chữ công, gồm có 3 khu: Khu tâm linh, khu từ thiện và khu dưỡng lão. Khu tâm linh được xem là khu trung tâm gồm tam bảo được hợp thành bởi 3 gian hậu cung, trung đường, tiền đường và 2 trái, hành lang lan can đá theo kiến trúc cung đình. Sau tam bảo là giảng đường và nhà thờ tổ, bên phải là nhà mẫu, lầu trống, điện hộ pháp; bên trái là nhà tứ ân, lầu chuông, điện hộ Pháp. Toà tam bảo được dựng lên bởi 32 cây cột gỗ dài và 48 cột đá. Nền chùa được tôn cao 1,8m, mái chùa cao thoáng, màu sơn vàng - nâu là chủ đạo cộng với lối đắp vẽ mái đao rồng, phượng cầu kỳ góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp mắt, có sự kết hợp nhuần nhị giữa văn hóa nhiều vùng, miền. Phía trong chùa 11 pho tượng lớn nhỏ được làm từ gỗ hoặc đồng, lớn nhất là tượng Phật Di Đà cao 3,3m.

Đền thờ Đại Vương Lê Trung Giang

 

24.jpg
- Địa điểm:
  Thuộc làng Hồng Đô, xã Hoằng Ngọc - huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 1993.

- Nhân vật thờ:  Thờ Tướng công Lê Trung Giang là người mở nghiệp cho gia đình, dòng họ, được vua giao trọng trách: “Uy vũ Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô đốc, Tĩnh quận công” theo lịch sử được các triều đình phong kiến từ Cảnh Hưng đến Thành Thái ban tặng 13 đạo sắc, có sắc phong “Khai quốc công thần Thành Hoàng Đô Thống Linh ứng Hùng khẩu tối linh Thượng đăng thần”. Tướng công Lê Trung Giang là một chiến tướng dưới thời Lê trung hưng. Ông làm quan trải qua 4 triều vua, phục vụ 66 năm trong triều đình và rất được ân sủng ban tới 13 đạo sắc, sắc phong. Nhớ công ơn đánh giặc, giữ yên bờ cõi, bồi đắp vùng đất biển hoang sơ thành vùng dân cư đông đúc, trù phú người dân nơi đây tôn ông làm thành hoàng làng và lập đền thờ phụng.     

- Thông tin di tích: Di tich Đại Vương Lê Trung Giang dựng đến nay vừa tròn 10 năm, toạ lạc trên diện tích gần 10.000m2 và có tên gọi đầy đủ là khu “Quần thể văn hoá và di tích lịch sử Tướng công Đại vương Lê Trung Giang”, được chính quyền tỉnh Thanh Hoá và tổ chức UNESCO công nhận. Đây là kỳ tích có một không hai ở Hoằng Hoá nói riêng và Thanh Hoá nói chung.

Lúc trước Lăng mộ Tướng công Lê Trung Giang nằm trên một khu đất trống lầy lội. Sau này xã Hoằng Ngọc đã cấp cho di tích gần 10.000m2 đất. Bắt đầu từ khu lăng mộ Tướng công Lê Trung Giang anh khu di tích đã phác hoạ thành quần thể văn hoá, di tích lịch sử dưới con mắt của “ Tổng công trình sư”. Quần thể được phối cảnh khá đẹp mắt như một bức tranh hoàn hảo với một không gian tâm linh của tiên cảnh bồng lai…Đền thờ chính có hàng trăm pho tượng sơn son thếp vàng, toạ lạc trên các bệ thờ trang nghiêm. Nổi bật hơn cả là các vị nhân thần Lê Phụng Hiểu (đời Lý), Trần Hưng Đạo (đời Trần) và Lê Trung Giang (đời Lê)…

25.jpg

             Phía tả, hữu có điện thờ Vua Lê Thái Tổ, điện thờ Trần Nhân Tông với nhiều cổ vật giá trị và hàng ngàn tài liệu, sách vở quý hiếm phục vụ khách tham quan, phục vụ thế hệ trẻ tìm hiểu về các triều Vua. Phía đối diện đền thờ được xây dựng tháp Bảo Minh Quang Thắng, 11 tầng. Đường lên tháp được tạo bởi toàn thân một con rồng có đường kính gần 2m.

27.gif

             Trong quần thể khu di tích lịch sử còn có ngôi Tam Bảo, nhà cổ vật, nhà văn hoá, nhà bảo tàng, hồ bán nguyệt, các tiểu lồng, khu vui chơi và có các động Sơn Trang, động Sơn thần, động Diêm Vương, mô tả, bài trí nhiều cảnh vật sinh động. Nhà văn hoá là khu sinh hoạt văn hoá văn nghệ, học tập, vui chơi giải trí do câu lạc bộ Trần Nhân Tông của địa phương quản lý. Nơi đây đã diễn ra nhiều chương trình văn hoá, văn nghệ thu hút hàng ngàn người tham gia. Nhiều đoàn nghệ thuật đã về đây trình diễn các tiết mục đặc sắc phục vụ bà con, phục vụ lễ hộ26.jpg

 

DI  TÍCH CÁCH MẠNG CỒN 3 MÃ NHÓN

28.jpg
- Địa điểm:
Di tích cách mạng Cồn Mã Nhón thuộc làng Đăng Trung xã Hoằng Đạo. Vinh dự là địa phương có địa danh diễn ra sự kiện cách mạng trọng đại của huyện Hoằng Hóa, đối với di tích Cồn Mã Nhón, trên diện tích 0,8ha, huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Đạo đã huy động nguồn lực để xây dựng toàn bộ khu di tích lịch sử cồn Mả với kinh phí hơn 7 tỷ đồng gồm có nhà truyền thống, nhà bia tưởng niệm 13 tự vệ trong cuộc chiến đấu đầu tiên với đội lính bảo an Nhật cùng hệ thống khuôn viên, cây xanh và các công trình khác. Hiện nay, khu di tích lịch sử này đã và đang được các thế hệ nhân dân bảo vệ, giữ gìn lưu lại những giá trị truyền thống của cha ông. Hàng năm xã đều tổ chức sinh hoạt văn hóa cho các cháu và ngày 24/7 trở thành ngày truyền thống của địa phương.

1111.jpg

- Sự kiên: Sự kiện ngày 24/7/1945 diễn ra tại Cồn Mã Nhón, Cồn Ba Cây đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa. Nơi đây, ngày 24/7/1945 dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và Ban Việt Minh huyện đã diễn ra cuộc chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, táo bạo của các chiến sỹ tự vệ và nhân dân, bắt sống tri phủ và đơn vị bảo an binh, giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Đây là thắng lợi đầu tiên mở màn cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền và đưa phong trào cách mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao.

Theo những người cao niên trong làng Đằng Trung xã Hoằng Đạo thì Cồn Mả trước kia là cồn cây rậm rạp, xung quanh là đồng lầy, chỉ có duy nhất một tuyến độc đạo chaỵ qua đi đến các làng phía Nam của huyện Hoằng Hóa. Lực lượng tự vệ của ta vốn thông thạo địa hình bố trí ở đây để hoạt động tiến lui dễ dàng, còn kẻ định sẽ rất lúng túng khi tiến công. Đúng như dự kiến của Việt Minh, vào ngày 24/7/1945, tri phủ huyện Hoằng Hóa sau nhiều lần “hiểu dụ”nhân dân không thành công đã xin viện binh của tỉnh gồm 34 lính bảo an tiến quân vào làng nhằm tiêu diệt Việt Minh. Khi đi qua cồn Mả Nhón, chúng đã bị Ban chỉ huy Việt Minh chỉ huy tự vệ đánh bất ngờ khiến chúng không kịp trở tay và bị bắt gọn. Toán lính bảo an đã bị thất bại hoàn toàn, bị giải về sân đình chờ xử tội.

Chớp thời cơ lịch sử, vào buổi chiều ngày 24/7/1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chi bộ Đảng và Ban Việt Minh huyện Hoằng Hóa đã tổ chức mít tinh lớn thắng lợi bắt sống tri phủ và tiến lên giải phóng phủ lỵ. Sau mít tinh, cuộc tuần hành có vũ trang của hàng ngàn quần chúng tiến về phủ lỵ giải phóng phủ đường. Uỷ ban dân tộc giải phóng được thành lập quản lý mọi công việc ở địa phương. Việt Minh mở cửa các nhà giam phóng thích các tù nhân và kêu gọi họ hãy đi theo con đường cách mạng để cùng đồng bào xây dựng cuộc sống mới. Cờ đỏ sao vàng đã được các đội tự vệ cắm trên các nóc công đường, báo hiệu cuộc khởi nghĩa của Việt Minh đã giành thắng lợi.

Sau khởi nghĩa giành thắng lợi, ngày 25.7.1945 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chi bộ Đảng và ban Việt Minh huyện đã tổ chức cuộc họp hội nghị cán bộ Việt Minh toàn huyện tại xã Hoằng Đạo để thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng làm nhiệm vụ giải tán chính quyền còn lại ở các cơ sở và hoạt động ở các địa phương.
Địa danh Cồn Mã Nhón, Cồn Ba Cây đã đi vào tâm thức của người dân Hoằng Hóa, ghi nhớ về sự kiện sự kiện bắt sống viên tri phủ Phạm Trung Bảo và 12 lính Bảo An, mở đầu cuộc tiền khởi nghĩa từng phần - cuộc khởi nghĩa sớm nhất trong tỉnh và trong cả nước. Ngày 24/7/1945 trở thành ngày truyền thống của huyện Hoằng Hóa và là một dấu son không bao giờ phai mờ trong tâm thức của cán bộ và nhân dân Hoằng Hóa.

  Di tích lịch sử cách mạng Cồn Ba Cây (xã Hoằng Thắng)

Cùng với di tích Cồn Mã Nhón, di tích Cồn Ba Cây là địa điểm lịch sử cách mạng quan trọng. Vào những năm trước 1945 đã diễn ra nhiều sự kiện Cách mạng. Ngày 24/7/1945 tại Cồn Ba Cây đã diễn ra sự kiện mít tinh, biểu tình, tiến tới khởi nghĩa thành công cuộc cách mạng Hoằng Hóa. Khởi nghĩa Hoằng Hóa là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi của phong trào khởi nghĩa CMT8 năm 1945 ở Thanh Hóa. 

Cùng với di tích Cồn Mã Nhón, di tích Cồn Ba Cây xã Hoằng Thắng là địa điểm lịch sử cách mạng quan trọng. Ngày 24/7/1945 tại Cồn Ba Cây đã diễn ra sự kiện mít tinh, biểu tình, tiến tới khởi nghĩa thành công tại Hoằng Hóa. Di tích Cồn Ba Cây được đầu tư xây dựng hơn 3,8 tỷ đồng với hình thức mô phỏng lại di tích cũ, đặc biệt là bức phù điêu có biểu tượng nhân dân khởi nghĩa tạo được ấn tượng mạnh cho du khách. Hàng năm, Hoằng Thắng có lễ hội kỳ phúc vào rằm tháng Giêng. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, trò chơi, trò diễn được tổ chức tại đây. Dịp 24/7 con em địa phương khắp nơi trở về và nhiều đoàn khách cũng đến tham quan. Khu di tích này còn có đình làng, bên trong có nhiều đồ thờ. Tuy vậy, để phát huy hết giá trị của di tích rất cần sự quan tâm của tỉnh trong việc đầu tư các hạng mục như nhà khách, cây xanh, tôn tạo cồn cao, nhất là việc sưu tầm các hiện vật, ảnh liên quan đến cuộc khởi nghĩa 24/7…

Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng 24/7 kiên cường cồn Mã Nhón và cồn Ba Cây trên địa bàn huyện ta không chỉ góp phần ghi nhớ sự kiện lịch sử hào hùng của nhân dân Hoằng Hóa – dấu mốc quan trọng được đánh dấu là cuộc khởi nghĩa mở đầu trong toàn tỉnh mà còn là nơi để giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Là niềm tự hào và cũng là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước trên quê hương Hoằng Hóa hôm nay.
Bảng môn Đình

 

30.jpg
Bảng Môn Đình
là tên của đình làng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bảng Môn Đình được dựng lên vào thế kỷ 15, vừa là nơi thờ thành hoàng của làng, vừa là nơi hội tụ của nhiều nho sinh, nơi giúp họ dùi mài kinh sử, nơi tôn vinh các vị khoa bảng của làng. Bảng Môn Đình đã trở thành biểu tượng của sự hiếu học của người Hoằng Lộc, được nhiều nơi biết đến và được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Đình Bảng Môn thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bảng Môn nghĩa là cửa vào của các nhà khoa bảng. Đình Bảng Môn không chỉ là nơi thờ Thành Hoàng làng mà còn là nơi quy tụ, vinh danh những con người đỗ đạt thành tài của làng. Năm 1990, Bảng Môn Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

31.jpg
Từ thế kỷ XV, Hoằng Lộc đã có truyền thống hiếu học với vị khai khoa là ông Nguyễn Nhân Lễ, đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (niên hiệu Hồng Đức thứ 12-1481). Từ thế kỷ XV-XIX, Hoằng Lộc có đến 12 vị đậu đại khoa, trong đó có 7 tiến sĩ được ghi danh trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng gần 200 hương cống, cử nhân, 140 người đỗ sinh đồ, tú tài. Trong đó, có nhiều vị khoa bảng nổi tiếng tài năng, nhân cách chính trực, thanh liêm như Nguyễn Nhân Lễ, Nguyễn Sư Lộ, Nguyễn Cẩn...

Di vật trong Bảng Môn Đình còn giữ lại được gồm một bức đại tự "Địa Linh Nhân Kiệt" và hai bản "Thúc Ước Văn". Gần đây, những di tích lịch sử như tấm bia "Đường Bột Kiều Bi", một tấm bia lớn ghi công trạng của các vị đại khoa và "Hòn đá Sư lộ" được đưa về trước cửa đình.

32.jpg

Các lớp văn hoá chồng xếp ở đình Bảng Môn (thể hiện trên kiến trúc-chạm khắc):

+ lớp thế kỷ XV-XVI (diềm trang trí bao quanh mặt cửa nhà Hậu cung kiểu y môn trước các điện thờ ở chùa Keo, chùa Bút Tháp thế kỷ XVIII, nhưng phong cách chạm khắc thô ráp, hình hoạ rất ngộ nghĩnh, sống động, hồn nhiên đậm yếu tố dân gian);

+ lớp thế kỷ XVII (tại nội thất nhà Hậu cung có chạm khắc trên cột, xà ngang, hoành, đặc biệt là kết cấu vì nóc với các hình tượng chim phượng, cá hoá rang, hoa cúc, sen, trúc phong cách tinh tế, hình nét cầu kỳ, hoa mỹ);

33.jpg
+ lớp thế kỷ thứ XIX- XX (tại nhà tiền đường có nội dung tứ linh, tứ quý nhưng mang phong cách khoẻ khoắn, mạnh mẽ, sung mãn, khối tạc có diện tích lớn).

Đặt trong bối cảnh đương thời, đình Bảng Môn được xem là trung tâm biểu hiện đạo học của làng. Chính tại đình làng, mỗi khi có tân khoa Trạng đỗ đạt thì việc đón rước trở thành một lễ hội suy tôn Nho học đặc biệt, họ làm lễ tại đình trước khi yết bái ông cha. Như vậy ngôi đình Bảng sớm có bóng dáng một trường làng cổ xa của Việt Nam. Ở Kinh Đô có Quốc tử giám; ở tỉnh có Trường thi. Đây là một điểm rất đặc biệt ở đình Bảng Môn. Khái niệm đình làng giờ hoà nhập, lưỡng hợp với khái niệm đền thờ, khái niệm trường làng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đền thờ Nguyễn Quỳnh

34.jpg

Đền thờ uy nghiêm, khuôn viên sạch đẹp, thoáng mát, ngày nào cũng đông người đến tham quan, thắp hương tưởng niệm... Đó là hình ảnh của đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh, còn gọi là Trạng Quỳnh ở xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Ngôi đền này được chính con cháu trong dòng họ cụ trông nom thờ cúng.  

Nguyễn Quỳnh (1677-1748) xuất thân trong một gia đình nho giáo, có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Năm 20 tuổi, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương đời vua Lê Dụ Tông. Vốn không có chí làm quan, nhưng với tài năng thơ phú và ứng đối xuất chúng, lại sẵn lòng bênh vực người nghèo, ghét cay ghét đắng bọn tham quan, ô lại, ông được dân gian yêu mến phong là Trạng.  

Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh được công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia. Cũng từ thời điểm đó, đền thờ được ngành văn hoá - thông tin, (nay là văn hoá - thể thao và du lịch) cùng các cấp chính quyền huyện, xã đã đề ra phương châm: Dòng họ và cộng đồng cùng tham gia bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

35.jpg

Ông Nguyễn Quang Khánh, trực hệ thứ tám của cụ Nguyễn Quỳnh, được dòng họ Nguyễn giao trọng trách trông nom, chăm sóc đền thờ.

Để tiện cho việc trông coi, bảo vệ di tích văn hoá cấp quốc gia và dòng họ, ông Khánh đã chọn công việc làm thợ cắt tóc ở gần ngôi đền.

Ông Khánh tâm sự: "Nhiều khi đang bận việc cắt tóc nhưng thấy có khách đến tham quan, thắp hương tưởng niệm, tôi phải xin phép tạm nghỉ để giới thiệu, hướng dẫn cho khách”. Nhiều lúc ông Khánh còn kiêm luôn cả hướng dẫn viên du lịch.

Vào những ngày lễ hội mùng 1-10 âm lịch (ngày sinh) và ngày 28-1 âm lịch (ngày mất) của cụ Nguyễn Quỳnh, dòng họ đều phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đón tiếp hàng vạn lượt khách thập phương về dâng hương tưởng niệm cụ Trạng Quỳnh.

Vào những ngày đại lễ, xã đều trực tiếp đứng ra chủ trì đón tiếp khách thập phương, tế lễ, giới thiệu thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Quỳnh. Đền thờ được dòng họ trông coi, nhưng những hoạt động liên quan như tổ chức lễ hội, trùng tu tôn tạo đền thờ... đều do các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng quản lý, chỉ đạo.

Năm 2004, tỉnh Thanh Hoá cùng dòng họ Nguyễn và các nhà hảo tâm đã tu bổ lại nóc đền và xây dựng thêm nhà lưu niệm với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, những sửa chữa nhỏ do dòng họ Nguyễn tự đóng góp...

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Phủ Vàng- Hoằng Khánh

36.jpg

- Địa điểm:  Phủ Vàng xã Hoằng Khánh được xây dựng từ thế kỷ 18, tọa lạc trên Núi Chùa ( làng vàng ) xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa.

37.jpg

- Nhân vật thờ: Phủ Vàng thờ đệ nhất Thánh mẫu Liễu Hạnh, một vị Nữ thần duy nhất trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam. Truyền thuyết để lại: Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, tới Phủ Vàng cho dừng quân nghỉ ngơi và vào Phủ dâng hương kính lễ, được Thánh Mẫu báo mộng bày kế sách đánh giặc, trận chiến đó đã mang lại thắng lợi dữ dội, khi lên ngôi vua Quang Trung đã tri ân thánh Mẫu và ban sắc phong cho ngài là: “Chế thắng bảo hòa diệu Đại vương - Đệ nhất thánh Mẫu”.

- Đặc điểm:  Phủ Vàng có 2 cổng tam quan, cổng nội và cổng ngoại, hai bên có 2 Hộ pháp oai vệ, lối lên tòa bái đường phải đi qua 100 bậc đá, cấu trúc của tòa bái đường đồ sộ với 2 tầng, tám mái theo kiểu chồng diêm

38.jpg
Ngày 22.10.2011 xã Hoằng Khánh đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Phủ thờ Mẫu tại phần đất cũ “Núi chùa - Làng Vàng”, đến nay đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân. Năm 2014 Phủ Vàng được hoàn thiên với mặt tiền 25 m, mặt ngang 24 m và được thiết kế theo kiến trúc xưa với tổng diện tích 11.000 m2.
. Phủ Vàng hàng năm được dân làng tổ chức 3 kỳ lễ hội vào tháng giêng, tháng ba và tháng sáu, với nghi thức rước kiệu, cúng tế và các trò vật, kéo co, chọi gà. v.v...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
10096
Hôm qua:
13556
Tuần này:
49138
Tháng này:
148884
Tất cả:
11641446