QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Ngành giáo dục Mần Non huyện Hoằng Hóa xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm năm hóc 2020 - 2021.

Đăng lúc: 08:50:20 10/05/2021 (GMT+7)

Hoằng Hóa là mảnh đất có bề dày truyền thống hiếu học, là mảnh đất “ địa linh nhân kiệt” đã từng được đô đốc trấn Thanh Hoa hết lời ca tụng “ Chi Hoa huyện trấn Đông Nam giới, nhất thốn sơn hà nhất thốn kim ( Dịch là Đông Nam một cõi Thanh Hoa trấn, Một tấc non sông, một tấc vàng).

 Ảnh 1.png

Ảnh 2.png
 

Từ xa xưa, đây là nơi mà dòng khoa bảng đã chảy suốt chiều dài lịch sử ngót bảy, tám trăm năm. Tiếp nối truyền thống cha ông, các thế hệ thầy cô, học trò ngành giáo dục huyện Hoằng Hóa luôn nỗ lực cố gắng xây dựng ngành giáo dục huyện nhà phát triển vừng chắc. Đến tháng 4 năm 2021 toàn huyện có 126 cơ sở giáo dục công lập và 05 cơ sở giáo dục tư thục. Trong đó có 43 trường mầm non, 38 trường tiểu học, 34 trường THCS, 06 trường TH&THCS; 04 trường THPT, 01 trung tâm GDNN-GDTX; 03 trường MN và 01 trường tiểu học tư thục, 02 nhóm trẻ, lớp MG độc lập tư thục. Số hinh toàn huyện là 52.955 em trên 1.613 nhóm, lớp. Đội ngũ CBGVNV các cơ sở giáo dục toàn huyện là 2.868. Đến nay toàn huyện có 123/125 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 98,4%, trong đó có 28 trường tiểu học và 17 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Ảnh 3.jpeg

Ảnh 4.png
 

 Trong năm học 2020- 2021, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo nhiều phong trào thi đua dạy tốt- học tốt, xây dựng mỗi trường học một mô hình, điểm nhấn. Trong đó phong trào xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm được đông đảo CBGVNV, cha mẹ trẻ tích cực hưởng ứng. Phong trào này đã làm thay đổi diện mạo, cảnh quan môi trường tất cả các trường mầm non trong huyện. Trong số rất nhiều đơn vị làm tốt như trường Mn Hoằng Quỳ, MN Hoằng Hợp, MN Hoằng Thịnh, Mn Hoằng Ngọc, Mn Hoằng Thành, Mn Hoằng Trung thì trường Mầm non Hoằng Hải là đơn vị có nhiều đổi mới, sáng tạo. Môi trường các trường Mần Non trên địa bàn huyện trong lớp được thiết kế hấp dẫn, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy. Các góc chơi được bày biện trang trí phù hợp, hấp dẫn trẻ. Đồ chơi trong các góc được sắp xếp linh hoạt theo nội dung chủ đề kế hoạch đang thực hiện. Đồ dùng, đồ chơi trong các góc phong phú về thể loại: tự làm, mua sẵn, có đồ dùng đã hoàn thiện, có đồ dùng chưa hoàn thiện để trẻ chơi. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý kích thích hứng thú hoạt động của trẻ, trẻ có thể dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng và dễ cất đi khi chơi xong. Trong góc chơi đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu ở các góc hoạt động phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng chủ đề cũng như sở thích và khả năng của trẻ. Môi trường trong lớp thuận lợi tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia hoạt động. Trong khi chơi với các trò chơi ở góc trẻ mô phỏng bắt trước lại những hành động, việc làm của người lớn trong cuộc sống hàng ngày giúp trẻ hình thành các kỹ năng xã hội. Vì vậy mà quan hệ giữa cô và trẻ, giữa người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình. Tạo cho trẻ sự giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng xung quanh. Mọi cử chỉ lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học, cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau, đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng ấm cúng, cởi mở giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh.

Ảnh 5 (1).png

Ảnh 6 (1).png
 
Ảnh 7.png

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non là thật sự cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm quan hệ xã hội và sáng tạo của trẻ. Nó như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp thuận tiện có ý nghĩa to lớn không những đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Trẻ có thể chủ dộng vui chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực hành, sáng tạo, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. Môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô giáo, với bạn bè. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn và hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trên địa bàn huyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

Thế Khải – Trung tâm VHTTTT&DL

Truy cập
Hôm nay:
2118
Hôm qua:
16746
Tuần này:
34422
Tháng này:
201622
Tất cả:
11694184