QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

HỘI NGƯỜI MÙ HUYỆN HOẰNG HÓA 30 NĂM PHẤN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH

Đăng lúc: 10:36:58 07/08/2020 (GMT+7)

Ngày 08/8/1990 Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành Quyết định số: 90/UB-HH về việc thành lập chi hội người mù huyện Hoằng Hóa, nay là (Hội người mù huyện Hoằng Hóa). Đây là dấu ấn không thể nào quên trong tâm trí của mỗi hội viên. Tổ chức Hội ra đời đã làm thay đổi cuộc sống của người mù huyện nhà lúc bấy giờ, cũng như làm thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận của xã hội đối với người mù. Từ đây người mù được sinh hoạt trong tổ chức Hội, được học chữ, học nghề, được hòa nhập với cộng đồng xã hội. Họ đã có công ăn việc làm ổn định, có nguồn thu nhập chính đáng bằng chính bàn tay lao động và tri tuệ của mình, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của quê hương đất nước như lời dạy của Bác “Tàn nhưng không phế”

b.jpg
 Ngay những ngày đầu mới được thành lập, Hội đã nhận thức đầy đủ việc cần học chữ, học nghề. Xong để mở ra được những lớp học chữ, học nghề là vô cùng khó khăn, về địa điểm, kinh phí, dụng cụ học tập không có trên thị trường và không có trong hệ thống giáo dục các nhà trường. Cho đến khi tìm được dụng cụ học tập thì việc vận động để người mù đi học lại càng khó khăn hơn, do nhận thức của gia đình người mù và xã hội lúc bấy giờ, cùng với sự khép mình trong bốn bức tường, người mù hầu hết là không được gia đình ủng hộ và chấp nhận cho đi học. Ban chấp hành lúc bấy giờ đã lần mò gõ từng nhà để vận động thuyết phục họ đi học chữ, học nghề. Với ý chí quyết tâm, lòng kiên trì của cán bộ Hội nên dần dần đã thuyết phục được 20 người mù đi học và sau 05 năm thành lập, Hội mới mở được 01 lớp học chữ nổi và 01 lớp học nghề làm tăm bó chổi đót. Mặc dù công việc rất vất vả và thu nhập thấp như vậy nhưng họ vẫn không chán nản mà rất vui vẻ, lạc quan vì họ được làm việc bằng chính sức lao động của mình, được gặp gỡ, chia sẻ vui buồn cùng nhau, giúp nhau vượt qua số phận tật nguyền, mặc cảm tự ti mà bấy lâu nay họ phải cam chịu. Dần già Hội mở thêm nghề mây tre đan, làm tăm nhọn 2 đầu, để phát triển nghề nhằm tạo công ăn, việc làm nhiều hơn cho người mù như tăm bằng, làm chổi đót, có thêm việc làm họ đã cặm cụi, chăm chỉ làm việc nhưng thu nhập cũng không cải thiện là bao, bình quân thu nhập chỉ được 30.000đ/người/tháng, hầu như không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Cho đến năm 2003 Hội đã có Quyết định mang tính lịch sử là đưa nghề Tẩm quất cổ truyền vào hoạt Hội, mà nghề này trước đó xã hội thường khép với ăn xin, ăn mày, bởi nghề tẩm quất lúc ấy là lang thang nhà ga, bến tàu. Làm nghề gì cũng có cái khó khăn ban đầu như ông bà ta thường nói “Vạn sự khởi đầu nan” với sự kiên trì, chịu khó của cán bộ hội viên nên nghề tẩm quất dần đã có khách hàng, thu nhập của người lao động làm nghề tẩm quất đã được cải thiện rõ rệt. Sau 20 năm thành lập tổng doanh thu của hội đạt 6 tỷ đã tăng gấp 3 lần; thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện rõ rệt sắp sỉ đạt 1.000.000đ/người/tháng.

Mười năm trở về đây Hội đã đạt doanh thu từ 900 – 1 tỷ 200 triệu đồng/ năm lương bình quân cho người lao động là 2.500.000đ – 3.200.000đ/người/tháng.            

    Đối với hội viên tuổi cao, sức yếu, điều kiện đi lại gặp khó khăn, hội đã tạo điều kiện cho vay vốn, phát triển kinh tế gia đình từ hai kênh: Trung ương và địa phương, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, số dư vốn vay bình quân mỗi năm hàng trăm triệu đồng, cho hàng chục gia đình hội viên, kéo theo hàng trăm lao động là con em của người mù có việc làm. Đa số hội viên được vay vốn đều phát huy có hiệu quả, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Nhiều gia đình hội viên đời sống trước đây còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhờ được vay vốn, đã dần cải thiện được đời sống, từng bước thoát nghèo và vươn lên ở mức khá giả, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt đắt tiền

Từ chỗ thu nhập không đủ ăn đến nay họ đã tự nuôi sống bản thân và còn có phần tích lũy giúp đỡ gia đình. Trong lao động sản xuất, đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên tiêu biểu, vượt khó, vươn lên, gắn bó thiết tha với Hội. Nhiều anh chị em hội viên và người lao động nghề tẩm quất cổ truyền nói riêng, có tay nghề cao, tích cực trong lao động sản xuất nên đã có mức thu nhập khá cao từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng .Với tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình đã tạo ra thương hiệu và uy tín riêng của người mù huyện Hoằng Hoá góp phần vào sự phát triển của hội như ngày hôm nay.

 Để có được nơi làm việc gắn với cơ sở sản xuất tập trung được tốt hơn, Hội đã tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, để đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc và làm nơi lao động sản xuất tập trung cho hội viên, cơ sở vật chất của hội từng bước được đầu tư xây dựng đáp ứng một phần nhu cầu làm việc và sinh hoạt của Hội, năm 2014 Hội đã được UBND huyện hỗ trợ là 300.000.000đ, cùng với kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là Hội cựu chiến binh tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tài trợ cho Hội xây dựng thành công trụ sở làm việc quy mô nhà 2 tầng để làm dịch vụ tẩm quất xông hơi, 01 hội trường để phục vụ cho công tác hội họp sinh hoạt của cán bộ, hội viên đáp ứng được nhu cầu cần thiết, ổn định đời sống và giải quyết được việc làm cho hội viên với tổng kinh phí đầu tư xây dựng lên tới hơn 1,6.tỷ,

                  Kể từ ngày đầu hội mới thành lập, từ chỗ có 20 hội viên, trong đó có những người mù đang sống cảnh lang thang, không nơi nương tựa, không có thu nhập  được vào Hội sinh hoạt, họ đã coi Hội như mái ấm thứ 2 của mình, là chỗ dựa và là nơi hội tụ tình thương trong suốt 30 năm qua. Và cũng từ ngôi nhà chung của hội đã là nơi kết duyên cho nhiều hội viên.đến nay Hội đã có 346 cán bộ hội viên sinh hoạt ở 24 chi hội trên địa bàn 37 xã, thị trấn.

Tiếp bước truyền thống của thế hệ hội viên đi trước, lớp thế hệ hội viên, người mù hôm nay với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, tinh thần vượt khó vươn lên, vẫn đang bước tiếp trên con đường xây dựng tổ chức Hội ngày một phát triển. Để Hội người mù huyện Hoằng Hoá thực sự là mái ấm, là ngôi nhà chung cho người mù sống, sinh hoạt, làm việc vơi đi nỗi bất hạnh tật nguyền và là nơi gắn bó tình thương yêu sâu đậm, với những hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống. Chính vì vậy mà số hội viên, người mù tham gia sinh hoạt, công tác tại hội ngày một đông hơn.

          Được sự quan tâm, hỗ trợ của UB-MTTQ huyện, UB-MTTQ tỉnh thông qua tỉnh hội người mù Thanh Hoá, và của TW HNM Việt Nam, kết hợp nguồn quỹ của Hội và gia đình dòng họ, đã làm được 32 nhà Đại đoàn kết cho 32 gia đình hội viên, bình quân mỗi căn nhà 200 triệu đồng, với tổng số tiền là: 6 tỷ 400 triệu đồng, góp phần cùng với cấp uỷ đảng chính quyền địa phương trong chương trình xoá nhà tranh tre nứa lá tạm bợ trong nhiều năm liền, thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách cho người mù ngay từ buổi đầu là Quyết định 202 của chính phủ rồi đến chế độ BTXH theo Nghị định 67/13 nay là 136/NĐCP của Chính phủ, hầu hết người mù trên địa bàn huyện đều được hưởng chế độ BTXH.

 Công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên đã được huyện hội đặc biệt trú trọng nhằm giúp hội viên chấp hành tốt mọi đường lối Chủ trương của đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, Đặc biệt là tuyên truyền về “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”  phát huy truyền vượt khó vươn lên, hoà nhập cộng đồng  và tích cực hưởng ứng các phong trào do UB MTTQ các cấp, Hội cấp trên và Cấp ủy chính quyền địa phương phát động .

Nhìn lại chặng đường 30 năm qua, Hội người mù huyện Hoằng Hoá vô cùng tự hào, trước những kết quả to lớn đã đạt được, trên tất cả các mặt hoạt động: đã làm ra hàng trăm triệu gói tăm, hàng chục vạn chiếc chổi; hàng trăm nghìn lượt khách tẩm quất; doanh thu trong 10 năm gần đây đã đạt được 11 tỷ 500 triệu đồng.  Thành quả đạt được như ngày hôm nay là rất đáng trân trọng và là niềm tự hào của Hội người mù huyện Hoằng Hoá. Ghi nhận thành tích to lớn ấy, cán bộ, hội viên Hội người mù huyện Hoằng Hoá đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã góp phần cùng toàn đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và nhiều Bằng khen, giấy khen của Bộ Lao động TB&XH, Bằng khen của Hội người mù Việt Nam, UBND tỉnh Thanh Hoá, UB-MTTQ tỉnh, Sở lao động Thương binh và xã hội, Hội người mù Thanh Hoá, UBND huyện. Đặc biệt năm 2019 cán bộ, hội viên Hội người mù huyện Hoằng Hoá đã vinh dự được đón nhận bằng khen của UBND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm, thực hiện chỉ thị 05 của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UB-MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá tổ chức, Huyện Hội luôn là đơn vị dẫn đầu về mọi mặt hoạt động, trong đó việc làm và đời sống hội viên là hàng đầu./.

Lê Đăng Đồng- CT Hội

           

 

Truy cập
Hôm nay:
7025
Hôm qua:
8100
Tuần này:
37751
Tháng này:
219206
Tất cả:
11475051