QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Sản xuất cây Khoai tây tại xã Hoằng Đông, cách làm mới mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đăng lúc: 15:58:24 13/01/2021 (GMT+7)

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hoằng Đông luôn đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là giúp người dân tiếp cận và ứng dụng được tiến bộ khoa học trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một diện tích canh tác qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đồng chí Nguyễn Đình Hưng - Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Đông cho biết: Khoai tây từng là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở địa phương với thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, thị trường tiêu thụ bấp bênh, thiếu lao động nên diện tích vụ đông nói chung, diện tích trồng khoai tây nói riêng giảm đáng kể trong vài năm trở lại đây. Nhìn những cánh đồng đất pha cát từng là “bờ xôi ruộng mật” bị “ngủ đông” sau vụ lúa mùa không chỉ cán bộ xã mà nhiều người dân xót xa.
Để vực lại phong trào sản xuất vụ đông, năm 2020, xã Hoằng Đông triển khai kế hoạch trồng cây khoai tây Marabel theo mô hình liên kết giữa nông dân và Nhà nước, nhà nước với doanh nghiệp. Nhằm mở hướng đi mới và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Mô hình liên kết trồng khoai tây của Đức được UBND xã Hoằng Đông ký hợp đồng cung ứng, cho nợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật và trực tiếp thu mua với nhân dân được quy hoạch tập trung tại 2 thôn Quang Trung và Đông Tân sản xuất với diện tích 25ha/ tổng số 47 ha diện tích cây trồng vụ đông của xã. Để tránh tình trạng được mùa, mất giá, được giá mất mùa, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, xã đã ký hợp đồng với các hộ dân tham gia mô hình với giá niêm yết: loại 1 giá 7nghìn đồng/kg và loại 2 giá 3 nghìn đồng/ kg. Bên cạnh đó, UBND xã đã chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp xã ký hợp đồng thuê đất của các hộ dân không có điều kiện sản xuất như thiếu nhân công, lao động để sản xuất cây khoai tây với giá 8triệu đồng/ha. Sau khi thu hoạch UBND xã sẽ nhập cho công ty An Việt.
Trước khi triển khai, các hộ dân tham gia mô hình đều được tập huấn đầy đủ nhằm nắm chắc các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình và được cán bộ kỹ thuật lưu ý những biện pháp kỹ thuật khác so với sản xuất đại trà tại địa phương, để khoai tây sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị thu mua. Mô hình được  áp dụng máy móc thiết bị làm đất, máy phun thuốc, máy thu hoạch; đồng thời, được bao tiêu toàn bộ khoai thương phẩm. Trong sản xuất nếu gặp rủi ro, sẽ có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân. Ngược lại, nông dân cũng phải cam kết đồng hành với chính quyền để hướng tới hiệu quả cao nhất.
z2277257537577_59bc81aad38a93284b44a2a923398b28.jpg
Điểm đột phá, sáng tạo trong sản xuất cây khoai tây vụ đông năm 2020 của xã Hoằng Đông đó chính là UBND xã dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm hoàn toàn về giá cố định, không để nhân dân thiệt thòi, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Cách quản lý cũng được đổi mới. Nếu như trước đây, nhân dân ký hợp đồng liên kết với công ty, vẫn còn xuất hiện tình trạng nông dân bán ra ngoài cho các tiểu thương thì nay sau khi ký hợp đồng với chính quyền địa phương, người dân đã cam kết không xuống đồng thu hoạch khi chưa có sự thông báo của UBND xã. Điều mà nông dân yên tâm, đó là mô hình sản xuất khoai tây đạt năng suất, chất lượng cao, không phải lo lắng đầu ra. Bên cạnh đó, cây khoai tây không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển phong trào sản xuất cây vụ đông của địa phương.
z2277257729529_3f189be2e5c236b2a80d022a10cb859a.jpg
 Đến nay, qua hơn 2 tháng gieo trồng, chăm sóc; được bà con nông dân bón phân cân đối, đúng yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn, cây khoai tây phát triển tốt và đang chuẩn bị bước vào thu hoạch. Nhìn chung Khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, số lượng cụ trên bụi đạt tỷ lệ cao, hứa hẹn là vụ khoai tây cho năng xuất cao. Lợi nhuận dự kiến sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư của mô hình đạt 210 triệu đồng/ha, sản lượng khoảng 30tấn/ha. So với trồng lúa và các cây rau màu khác, giá trị kinh tế tăng gấp 3 lần trở lên trên cùng diện tích đất sử dụng. Ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đông cho biết thêm: mô hình liên kết trồng khoai tây theo hướng hàng hóa gắn với an toàn lao động giữa người nông dân, chính quyền và doanh nghiệp, HTX trên địa bàn được xem là giải pháp nhằm làm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng. Thời gian tới, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ tiếp tục thực hiện; qua đó, tạo sự liên kết bền vững trong kế hoạch phát triển vùng tại địa phương./.
Thanh Hằng – Trung tâm VHTT TT&DL huyện 
Truy cập
Hôm nay:
2484
Hôm qua:
9867
Tuần này:
44655
Tháng này:
211855
Tất cả:
11704417