QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hợp: Sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trên rau, củ, quả

Đăng lúc: 09:37:38 03/06/2020 (GMT+7)

Hoằng Hợp là xã thuần nông có diện tích đất nông nghiệp là 267,27 ha chiếm 61,34%. Ngoài 2 vụ sản xuất lúa chiêm mùa, nhân dân còn có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn với nhiều loại rau màu phong phú.

Với kinh nghiệm trồng rau hàng hoá, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/ năm, nhiều gia đình đã gieo trồng 4-6 lứa rau/ năm.  UBND xã Hoằng Hơp đã lãnh đạo các tổ chức thành viên bám sát Nghị quyết Đảng bộ xã, cùng hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp và điện năng đi sâu vào mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn ViêtGAP. Ngay từ khi bắt tay vào sản xuất rau an toàn, các cán bộ mặt trận cùng với cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn bà con quy trình sản xuất rau theo quy trình VietGap: từ khâu làm đất, chọn giống rau, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, quản lý dịch hại... đến quy trình kỹ thuật sơ chế, đóng gói, dán tem mác sản phẩm rau an toàn.

Ảnh 1.JPG

 

Đến nay Hoằng Hợp đã mở rộng lên 24,5 ha trồng rau và được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm, thuỷ sản Thanh Hoá chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Trong đó có 17,17 ha rau màu hàng hoá đã được Trung tâm kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thuỷ sản chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận VietGAP nhãn xanh cấp theo Quyết định số 424/QĐ-TTKHCN ngày 29/10/2013 cho 12 loại rau. Hiện các loại rau trên đã được dán tem nhãn và tiêu thụ trên các thị trường lớn như Siêu thị BigC, Co.op Mark, Khách sạn Lam Kinh, chợ thực phẩm sạch Tây Thành, trung tâm rau an toàn Tân Thành Phát, khu công nghiệp Lễ Môn, chợ đầu mối rau quả.

Ảnh 54.JPG

Đó là hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trên rau, củ, quả. Từ năm 2018 đến nay, xã  Hoằng hợp đã triển khai mô hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên cây rau, củ, quả. Qua các vụ sản xuất cho thấy hiệu quả vượt trội về phòng trừ sâu bệnh, cũng như đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm nông nghiệp. Gia đình ông Nguyễn Quang Hải, thôn Thanh Minh, xã Hoằng Hợp có 2 sào đất vườn trồng rau mồng tơi. Trước đây, mỗi khi xuất hiện sâu bệnh hại rau, ông Nguyễn Quang Hải đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phun trừ, vừa ảnh hưởng đến môi trường, thời gian từ khi phun đến khi thu hoạch lại dài, dẫn đến hiệu quả không cao. Từ vụ đông năm 2019, gia đình ông Hải cũng như các hộ dân trong xã được cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa tập huấn quy trình sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trên cây rau. Qua 1 vụ sản xuất, ông Hải thấy rau phát triển tốt, thời gian cách ly ngắn nên chỉ trong 3 đến 4 ngày, gia đình ông đã thu hái xuất bán, chất lượng rau đảm bảo an toàn. Trao đổi với  chúng tôi, ông Nguyễn Quang Hải – Thôn Thanh Minh, Hoằng Hợp nói: Được sự hướng dẫn cảu ban khuyến nông xã, chúng tôi phun thuốc sinh học rất đảm bảo, không gây ô nhiễm đến môi trường và sức khỏe của người sản xuất rau. Chất lượng của thuốc bảo vệ sinh học này rất tốt và rất có hiệu quả.

Để hạn chế tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau, củ, quả, từ năm 2018 đến nay, xã Hoằng Hợp đã triển khai, thực hiện mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên diện tích trồng rau, củ, quả. Đồng thời tham gia mô hình, các hộ được tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, từ làm đất, chọn giống rau, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp), nhờ đó đã phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học như đảm bảo thời gian cách ly, đảm bảo an toàn với môi trường và thiên địch, giúp sản phẩm rau, củ, quả đạt chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Nhờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại trên mô hình sản xuất rau, củ, quả, đã giúp bà con kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm từ 1 đến 2 lần phun thuốc/lứa. Qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thời gian tới, xã Hoằng Hợp sẽ khuyến cáo và nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã trong vụ tiếp theo./.

Thế Khải – Trung tâm văn hóa TT, TT&DL huyện

Truy cập
Hôm nay:
11154
Hôm qua:
13556
Tuần này:
50196
Tháng này:
149942
Tất cả:
11642504