HOẰNG HÓA CHUYỂN ĐỔI SỐ PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là động lực tạo sự phát triển đột phá, huyện đã dành nguồn lực và đề ra các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn. Trong đó, huyện xác định trọng tâm là xây dựng chính quyền số, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Với phương châm: “Nhận thức” là quyết định, “người dân, doanh nghiệp” là trung tâm, “thể chế và công nghệ số” là động lực, “nền tảng số” là đột phá, “an toàn, an ninh thông tin” là then chốt, “chính quyền” là tiên phong, thời gian qua, huyện thực hiện có hiệu quả các ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, đặc biệt là phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Khai thác, sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã, giảm thời gian, chi phí và thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp 100% TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử huyện Hoằng Hóa đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; xây dựng Cổng thông tin điện tử tổng hợp Hoằng Hóa; tạo lập chuyên mục Chuyển đổi số, rà soát, đôn đốc các xã, thị trấn duy trì hoạt động Trang Thông tin điện tử địa phương đảm bảo quy định. Đối với phần mềm Tdoffice: Tổng số văn bản được gửi đi trên phần mềm TDoffice tính đến ngày 30/5/2023: 4.573 văn bản, trong đó có 4.568 ký số lãnh đạo đạt tỷ lệ 99,89% và 4.566 văn bản được ký số tập thể đạt tỷ lệ 99,89%. Trong quý 2/2023, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến cấp huyện đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến toàn trình đạt 95,45%; Đối với cấp xã, Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 99,2%, Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến toàn trình đạt 95,65%.
Các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt hiệu quả; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức trên Trang Thông tin điện tử huyện, sóng phát thanh, tuyên truyền trong hội nghị, họp dân, sinh hoạt các chi, tổ hội..., nhằm mang đến những thông tin bổ ích, cần thiết, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ bằng nhiều hình thức, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết các TTHC. Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử huyện đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; tạo lập chuyên mục Chuyển đổi số, Xúc tiến đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội và thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng công tác chuyển đổi số còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Chuyển đổi số là lĩnh vực còn mới mẻ đối với người dân ở khu vực nông thôn. Do đó, quá trình triển khai thực hiện CĐS ở nhiều địa phương gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, trong đó có các vấn đề như: nhân sự, hạ tầng công nghệ số và kinh phí để triển khai, thực hiện các nội dung về CĐS.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực về CNTT đảm bảo cho hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh mạng ở cả cấp huyện và cấp xã hiện nay chưa thể bố trí cán bộ chuyên trách vì thiếu trình độ chuyên môn sâu. Ngoài ra, đối với việc triển khai các nội dung liên quan đến xã hội số, huyện gặp các khó khăn như: ở khu vực nông thôn, nhiều người dân vẫn chưa quen với việc tiếp cận, sử dụng điện thoại thông minh nên việc tiếp cận các nội dung CĐS còn nhiều hạn chế; việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số, đăng ký tài khoản ngân hàng… còn nhiều hạn chế. Mặt khác, chuyển đổi số là nội dung mới, Tổ công nghệ số cộng đồng các thôn cơ bản là người cao tuổi, việc tiếp cận các nền tảng số còn hạn chế, hoạt động kiêm nhiệm nên trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn chưa cao đối với các thủ tục về đất đai, phần lớn người dân vẫn chọn hình thức đăng ký hồ sơ trực tiếp bởi nhiều thủ tục, giấy tờ đi kèm chưa dễ triển khai theo hình thức trực tuyến. Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số ở cấp xã còn xuất phát từ việc tiếp cận các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, gồm xây dựng hạ tầng số, giao tiếp với người dân trên nền tảng số, thương mại điện tử, và sử dụng các dịch vụ thông minh của người dân còn nhiều hạn chế
Trong năm 2023, huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao chỉ số cải cách hành chính; tổ chức đánh giá chỉ số cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện triển khai đa dạng các hình thức nhằm giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng, thuận tiện trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4./.
Thanh Hằng - Trung tâm VHTT TT&DL
- Những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở huyện Hoằng Hoá
- Hoằng Hoá không ngừng đổi mới vì sự hài lòng của người dân
- Ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình không sử dụng hồ sơ giấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Bồi dưỡng kiến thức về chính phủ điện từ và nội dung số khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến
- CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HOẰNG HÓA
- Cải cách hành chính, thúc đẩy thu hút đầu tư
- Hội thảo chia sẻ sáng kiến, mô hình cải cách hành chính
- Kết quả công tác cải cách hành chính trong Đảng tại huyện Hoằng Hóa
- HOẰNG HÓA PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP GẮN LIỀN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ.
- HOẰNG HÓA CHUYỂN ĐỔI SỐ PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN