Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Sáng ngày 21/4/2022, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khai mạc hội nghị
Tại điểm cầu trụ sở Chính Phủ: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì hội nghị. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng - ủy viên BCH TW Đảng, Bộ Trưởng Bộ KHĐT, Phó Trưởng BCĐ TW; đồng chí Đào Ngọc Dung – UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Phó Trưởng BCĐ TW; đồng chí Lê Minh Hoan – UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Phó Trưởng BCĐ TW; đồng chí Trần Văn Sơn – UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng BCĐ TW. Tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ là các đồng chí đại diện các Ban của Đảng; đại diện lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí đại diện của hội đồng dân tộc Quốc hội, lãnh đạo các Ủy ban Quốc hội; các đồng chí là ủy viên TW Đảng, lãnh đạo của các Bộ, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo Trung ương của các Hội, ngành; Tại điểm cầu của các địa phương là lãnh đạo UBND, BCĐ chương trình MTQG của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điểm cầu huyện Hoằng Hoá
Tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa: Đồng chí Lê Hồng Quang – TVHU, Phó Chủ tịch TT UBND huyện chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo và các thành viên BCĐ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và phát triển đô thị huyện Hoằng Hóa, giai đoạn 2021 – 2025; các thành viên BCĐ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2021.
Tại hội nghị, các bộ, ngành Trung ương đã trình bày các báo cáo: Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo về công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2021 và nhiệm vụ năm 2022; Bộ NN&PTNT báo cáo về việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2021 – 2025, nhiệm vụ năm 2022; Bộ LĐTBXH báo cáo về việc triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, nhằm thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu cụ thể đến 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; Phấn đấu cả nước ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 có 11 nội dung thành phần gồm: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; Tiếp tục thực hiên có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững; Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn; Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn; Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM.
Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương 39.632 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 156.700 tỷ đồng. Tổng vốn huy động nguồn lực thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 2 triệu 455 nghìn 212 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Phó Thủ tướng Thường trực ký Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chương trình phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. Chương trình đặt chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản…
Chương trình có 6 dự án thành phần gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp đã thảo luận làm rõ những thuận lợi, kết qủa trong quá trình thực hiện các Chương trình MTQG; nêu những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất, kiến nghị trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Tại hội nghị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có tham luận về triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo về triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" và Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021- 2025.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt trong việc thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: thành viên BCĐ rà soát các nhiệm vụ để làm tốt công tác tham mưu để UBND tỉnh ban hành các kế hoạch thực hiện; Các đơn vị cấp huyện quan tâm kiện toàn lại BCĐ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên nhằm thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
Thanh Quý – Trung tâm VHTT TT&DL
- Hoằng Đạt bước chuyển mình trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Hoằng Ngọc: Nỗ lực vươn tới chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Nhân dân thôn 5 Hoằng Ngọc tích cực hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn
- Ban Công tác Mặt trận phố: Cầu nối vững chắc trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông
- Nhân dân phố Phú Vinh Đông- Phú Vinh Nam- TT Bút Sơn hăng hái tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông
- Hoằng Xuyên tổ chức Lễ công bố thôn Thanh Bình đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
- Hoằng Cát: Tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thôn Nông thôn mới kiểu mẫu thôn Đức Thành
- Hoằng Hải phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông
- Hoằng Hải tổ chức Lễ Công bố thôn Trung Thượng đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 và tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân
- Nhân dân và cán bộ xã Hoằng Đồng nhân lên niềm vui trước ngày hội Kết Đoàn