Xã Hoằng Giang tăng cường tuần tra canh gác đê, chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống bão lụt
Xã Hoằng Giang có 2,4km đê Tả sông Mã qua địa bàn, được bố trí một điếm canh đê. Những ngày qua, địa phương đã huy động 20 người là lực lượng công an, quân sự, cán bộ công chức, dân quân tự vệ… chia thành các tổ, luân phiên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác đê – đoạn qua địa bàn.
Mực nước sông Mã tại xã Hoằng Giang sáng 12.9.
Xác định: Trong công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, việc thực hiện tuần tra canh gác đê trong mùa mưa lũ có ý nghĩa then chốt, quyết định; nhằm phát hiện và xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu, không để sự cố nhỏ phát sinh thành sự cố lớn dẫn đến nguy cơ gây vỡ đê; Thực hiện Công điện số 07 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và PTDS tỉnh Thanh Hóa phát lệnh Báo động I trên sông Mã tại Lý Nhân và các công văn chỉ đạo của UBND huyện; UBND xã Hoằng Giang đã huy động lực lượng lao động tại địa phương để tuần tra, canh gác đê Tả sông Mã.
Lực lượng tuần tra, canh gác đê của xã nhắc nhở người dân không ra vùng ngoại đê khi nước sông đang lên.
Xã Hoằng Giang có 2,4km đê Tả sông Mã qua địa bàn, được bố trí một điếm canh đê. Những ngày qua, địa phương đã huy động 20 người là lực lượng công an, quân sự, cán bộ công chức, dân quân tự vệ… chia thành các tổ, luân phiên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác đê – đoạn qua địa bàn. Lực lượng túc trực 24/24 giờ, thực hiện kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công dở dang trên các tuyến đê, vùng bãi sông; triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ” để kịp thời ứng phó với mọi tình huống, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều.
Xã Hoằng Giang xử lý điểm sụt lún mái đê bên sông tại thôn Hợp Đồng.
Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ" không chủ quan lơ là; theo dõi diễn biến đê điều, phát hiện kịp thời những sự cố, hư hỏng công trình đê điều để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu; trước đó, Hoằng Giang đã nhanh chóng huy động lực lượng, vật tư xử lý điểm sụt lún mái đê bên sông tại thôn Hợp Đồng. Điểm sụt lún có chiều dài 9m, rộng 2,5m, sâu 1,5m. Địa phương đã huy động lực lượng, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục; bóc lớp đất nhão phía trên mặt đê; sử dụng đá và đất thịt để gia cố vị trí bị lún sụt, đồng thời dùng bạt trải, phủ ngăn nước ngấm vào mái đê.
Lực lượng tuần tra, canh gác đê của xã cũng thường xuyên tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân dừng mọi hoạt động ngoài bãi sông để bảo đảm an toàn khi có báo động lũ; Tổ chức ra quân phát quang mái đê, chân đê và trong phạm vi bảo vệ đê điều để phục vụ công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố đê điều.
Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL
- Hoằng Hóa - tập trung ra quân làm thuỷ lợi mùa khô năm 2024
- Sản phẩm OCOP Hoằng Hóa vào vụ tết
- Năm 2024, toàn huyện trồng được trên 300.000 cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rừng
- Năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 27.603 tấn, bằng 110,4% kế hoạch
- Giữ trọn tinh túy biển khơi trong từng giọt nước mắm Bà Hoan
- HỘI NÔNG DÂN HOẰNG XUYÊN ĐƯA ỚT XANH THÀNH CÂY TRỒNG HÀNG HÓA CHỦ LỰC
- Bánh nhãn Phú Ngọc Anh - độc đáo ẩm thực Phú Khê
- Hoằng Hoá - đầu tư phát triển trên 300 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ
- Hoằng Giang tập trung chăm sóc rau màu vụ đông 2024 – 2025
- Hoằng Thắng triển khai thực hiện công tác nạo vét thủy lợi mùa khô 2024