QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Lễ cáo yết dâng hương 12 vị đại khoa – Lễ hội Bút nghiên năm 2025

Đăng lúc: 13:00:00 13/03/2025 (GMT+7)

Mở đầu cho chuỗi các chương trình, hoạt động của lễ hội Bút Nghiên năm 2025, sáng ngày 13/3/2025, tại Khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia Bảng Môn Đình- xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá long trọng tổ chức Lễ cáo yết dâng hương 12 vị đại khoa.

3ac271c37a2acb74923b20.jpg
Nhân dân xã Hoằng Lộc dâng lễ
61f679fe7217c3499a0616.jpg
Các đại biểu tham dự Lễ cáo yết
b666236e288799d9c096.jpg
Đại diện lãnh đạo huyện, đồng chí Lê Văn Phúc – TVHU – Phó Chủ tịch UBND huyện dâng hương tại Lễ cáo yết

Về dự lễ có đồng chí Lê Văn Phúc – TVHU – Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, lãnh đạo Phòng VHTT, Phòng GD&ĐT, Giám đốc, Phó Giám đốc, viên chức Trung tâm VHTTTT&DL huyện; Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể xã Hoằng Lộc, các thôn và đại diện dòng họ 12 vị đại khoa của xã.

4d1b06620d8bbcd5e59a14.jpg
Lễ cáo yết 12 vị đại khoa tại Bảng môn đình, xã Hoằng Lộc 
b3c08ccb8722367c6f3311.jpg

58ee73eb7802c95c90137.jpg

4e88b5fcbe150f4b56046.jpg
 

Tại buổi lễ, trước khu vực tiền đường Bảng Môn Đình, Ban tổ chức đã cáo yết về việc tổ chức lễ hội Bút Nghiên lần thứ 5 năm 2025. Sau cáo yết, các đại biểu và các dòng họ đại khoa đã vào dâng hương.

fd0146074deefcb0a5ff3.jpg
 

defe72fd7914c84a91052.jpg

9a0d8878839132cf6b801.jpg

Hoằng Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, nhiều hiền tài có công phụng sự Tổ quốc; có nhiều làng tiến sĩ, làng khoa bảng như Hoằng Lộc, Phú Khê, Nguyệt Viên và nhiều di tích tôn vinh sự học đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến Di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật Bảng Môn Đình, xã Hoằng Lộc - là nơi tôn vinh truyền thống học hành, khoa bảng, cũng đồng thời là nơi thờ Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên (quê Hoằng Lộc) - vị đại tướng triều Lý có công bình Chiêm. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công lao một công thần, vua Lý Thái Tông đã ban phong thần hiệu, sắc phong: Thượng đẳng đại vương linh thần. Cấp tiền lập đền thờ (tức miếu đệ tứ) giao dân phụng sự.

Thời phong kiến, Hoằng Lộc có 12 vị tiến sĩ được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó 7 vị được khắc tên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, người dân Hoằng Hóa luôn coi trọng việc học, xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi gia đình, dòng họ, làng xã, là nền tảng cho sự phát triển của huyện trong các giai đoạn tiếp theo.

DSC09147.jpg

Trong lễ cáo yết về việc tổ chức lễ hội Bút Nghiên năm 2025, tiếng trống, tiếng chiêng nơi Bảng Môn đình vang xa trong ngày hội của quê hương không chỉ thôi thúc chí khí con cháu xã Hoằng Lộc hôm nay mà đã lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Đó cũng là niềm tự hào của nhân dân xã Hoằng Lộc đã đóng góp xứng đáng vào truyền thống văn hóa của huyện Hoằng Hoá./.

Thanh Hằng  – Trung tâm VHTT TT&DL

 

Truy cập
Hôm nay:
2422
Hôm qua:
18532
Tuần này:
20954
Tháng này:
377126
Tất cả:
19284000