QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn” tại xã Hoằng Sơn.

Đăng lúc: 15:36:16 13/05/2024 (GMT+7)

Sáng ngày 12/5, tại nhà văn hoá thôn Xuân Sơn xã Hoằng Sơn, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá đã phối hợp với UBND xã Hoằng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình nghiên cứu hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Danh xưng Thanh Hoá (1029-2029) và 1.020 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2030).

Các đại biểu chủ trì hội thảo.jpg
Các đại biểu chủ trì hội thảo

Dự hội thảo có GS.TS. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sử học Việt Nam; TS Lê Ngọc Tạo – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa;

Các đại biểu tham dự hội thảo.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

đồng chí Đỗ Quang Trọng - phó GĐ sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; phía huyện Hoằng Hoá có đồng chí Lê Anh Tuấn – TVHU, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện cùng lãnh đạo các Phòng: Văn hóa thông tin, Giáo dục và đào tạo, Nội vụ và Trung tâm VHTT TT&DL huyện. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và tỉnh Thanh Hóa, nhà quản lý và Nhân dân xã Hoằng Sơn đến tham dự.

Đồng chí Hoàng Kim Kính - Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Sơn phát biểu chào mừng Hội thảo..jpg
Đồng chí Hoàng Kim Kính - Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Sơn phát biểu chào mừng Hội thảo.

Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Hoàng Kim Kính – Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Sơn khẳng định: Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân xã Hoằng Sơn luôn coi các di sản văn hóa là một “tài sản vô giá”, một nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện nay, vì vậy công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa luôn được chú trọng. Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã ban hành các Chương trình, Nghị quyết để Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá ở Hoằng Sơn. Trên cơ sở định hướng của huyện Hoằng Hóa là “Phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, các điểm du lịch của huyện”, đảng bộ, chính quyền xã Hoằng Sơn đã và đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đặc biệt là phát huy các giá trị lịch sử di tích Đền thờ Lê Phụng Hiểu cũng như các di tích lịch sử khác hiện có của địa phương với mong muốn Hoằng Sơn sẽ trở thành một trong những điểm đến du lịch của huyện Hoằng Hóa.

TS.Lê Ngọc Tạo - Chủ tịch Hội KHLS Thanh Hóa bào cáo đề dẫn hội thảo.jpg
TS.Lê Ngọc Tạo - Chủ tịch Hội KHLS Thanh Hóa báo cáo đề dẫn hội thảo

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, TS. Lê Ngọc Tạo - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá nhấn mạnh: Vùng đất Kẻ Bưng - Băng Sơn - Dương Sơn xưa là vùng đất cổ, quê hương của Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu, người đã cứu nguy cho nhà Lý, dẹp loạn Tam vương, đưa Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức Lý Thái Tông (năm 1028), sau đó hộ giá Lý Thái Tông nam chinh, có công, được ban “thác đao điền”.

GS.TS Lê Hồng Lý với tham luận Lễ hội thờ Lê Phụng Hiểu ở Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa - Thực trạng và vấn đề xây dựng nó hiện nay.jpg
GS.TS Lê Hồng Lý với tham luận Lễ hội thờ Lê Phụng Hiểu ở Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa - Thực trạng và vấn đề xây dựng nó hiện nay

Sau khi mất, ông được người dân địa phương và nhiều nơi khác lập đền thờ, tôn làm Phúc thần. Các câu chuyện dân gian, giai thoại về ông Bưng được lưu truyền, sống mãi trong Nhân dân nhiều vùng quê Thanh Hoá và cả nước. Vì vậy, vùng đất Băng Sơn và nhân vật Lê Phụng Hiểu từ lâu đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của giới khoa học, nhất là lịch sử, văn hoá dân gian xứ Thanh và cả nước.

NNC.Phạm Tấn với tham luận Lê Phụng Hiểu - một nhân vật lịch sử đích thực song cũng là nhân vật truyền thuyết, huyền thoại và thần thành trong đời sống dân gian.jpg
NNC.Phạm Tấn với tham luận Lê Phụng Hiểu - một nhân vật lịch sử đích thực song cũng là nhân vật truyền thuyết, huyền thoại và thần thánh trong đời sống dân gian

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Bằng Sơn” đã có 18 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở Trung ương và địa phương tham gia; được chia thành 2 nội dung lớn: Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu với 11 báo cáo khoa học; vùng đất Băng Sơn với 7 báo cáo khoa học.

PGS.TS Mai Văn Tùng với tham luận Không gian văn hóa Kẻ Bưng..jpg
PGS.TS Mai Văn Tùng với tham luận Không gian văn hóa Kẻ Bưng.

Các báo cáo đã tập trung khảo cứu, khẳng định lại những nguồn tư liệu đã có, khai thác những nguồn tư liệu mới, từ đó có những đánh giá sâu sắc, đầy đủ hơn về sự nghiệp, công tích của Lê Phụng Hiểu và việc thờ phụng, tôn vinh ông xưa và nay ở Hoằng Sơn và các địa phương khác. Trong hầu hết các báo cáo, các tác giả đã có những kiến nghị khoa học, xác đáng với các cấp về công tác bảo tồn, phát huy các di sản về Lê Phụng Hiểu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương;

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ tham luận Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu với vương triều Lý..jpg
PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ tham luận Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu với vương triều Lý.

Bên cạnh đó, khẳng định, Băng Sơn là một vùng đất cổ, có một không gian văn hóa đặc sắc với những di sản văn hóa phong phú cùng truyền thống lịch sử văn hóa hàng ngàn năm đã để lại cho Hoằng Sơn ngày nay một hệ thống di sản văn hoá phong phú. Trên địa bàn xã có 4 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, gồm: 1 di tích Quốc gia (Đền thờ Lê Phụng Hiểu) và 3 di tích cấp tỉnh (Đền thờ Lê Liễu, Nhà thờ Vương Đình Chiểu, Nhà thờ Đỗ Văn Gạo) cùng nhiều di sản vật thể và phi vật thể khác.

Đồng chí Đỗ Quang Trọng - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL....jpg
Đồng chí Đỗ Quang Trọng - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL...
...và đồng chí Lê Anh Tuấn - TVHU, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy phát biểu tại hội thảo..jpg
...và đồng chí Lê Anh Tuấn - TVHU, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy phát biểu tại hội thảo.

Các bài tham luận nổi bật như: “Lê Phụng Hiểu - từ anh hùng dẹp loạn đến thần tượng của lòng trung thành Đại Việt”; “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu với vương triều Lý”; “Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử đích thực song cũng là nhân vật của truyền thống, huyền thoại và thần thánh trong đời sống dân gian”; “Công trạng và việc tôn vinh Lê Phụng Hiểu”; “Lễ hội thờ Lê Phụng Hiểu ở Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá – Thực trạng và vấn đề xây dựng hiện nay”; “Hiểu thêm tư liệu liên quan đến vùng đất Băng Sơn và Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu”...

Ông Nguyễn Đình Tạo - thôn Cần Kiệm thảo luận tại hội thảo cung cấp thêm nhiều thôn tin hữu ích cho các NNC..jpg
Ông Nguyễn Đình Tạo - thôn Cần Kiệm thảo luận tại hội thảo cung cấp thêm nhiều thôn tin hữu ích cho các NNC.

Các đại biểu dự hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi, đưa ra những quan điểm, đánh giá mới toàn diện, đầy đủ hơn về nhân vật Lê Phụng Hiểu và các nhân vật lịch sử, danh nhân gắn liền với vùng đất Băng Sơn. Từ đó, thống nhất đề ra những kiến nghị khoa học, khả thi để Ngành văn hóa và các ngành, các cấp liên quan tiếp tục có những dự án nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa về Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn trong bối cảnh phát triển chung của huyện Hoằng Hóa và tỉnh Thanh Hóa, góp phần phát triển một vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa.

GS.TS.NGND Nguyền Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam báo cáo tổng kết hội thảo..jpg
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam báo cáo tổng kết hội thảo.

Được biết, để tổ chức thành công Hội thảo khoa học: “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Bằng Sơn”, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa đã có gần một năm chuẩn bị tích cực với 3 cuộc điền dã thực địa. Trước đó, Hội đã tuyển chọn, biên tập 14/17 tham luận trong tập tài liệu hội thảo “Danh nhân Lê Phụng Hiểu” tuyển tập năm 1995 để xuất bản tập “Thanh Hóa xưa và nay”, số 30 – tháng 4/2024 với chuyên san về Lê Phụng Hiểu để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc tham khảo, tiếp tục cho các nghiên cứu mới, đồng thời, quảng bá rộng rãi những giá trị lịch sử của vùng đất Băng Sơn.

Đền thờ Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tại thôn Xuân Sơn xã Hoằng Sơn.jpg
Đền thờ Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tại thôn Xuân Sơn xã Hoằng Sơn

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
5711
Hôm qua:
16681
Tuần này:
39612
Tháng này:
39612
Tất cả:
12537643