QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Khôi phục giếng làng- gìn giữ nét đẹp văn hóa làng quê

Đăng lúc: 09:31:16 09/12/2021 (GMT+7)

“Cây đa, giếng nước, mái đình” là biểu tượng sống động của một làng quê truyền thống, mang vẻ đẹp dung dị, gần gũi với mỗi người. Theo thời gian, những nét đẹp đặc trưng ấy cùng với cổng làng, ao làng, giếng làng và những cây cổ thụ ở nhiều làng quê bị lãng quên, dần nhường chỗ cho cuộc sống hiện đại.

1 bên giếng làng Nội tý.jpg

1 bên giếng làng Nội tý
2.jpg

 Sau nhiều năm xây dựng nông thôn mới, các thôn, làng, các xã dần nhận ra giá trị không gì thay thế được của vẻ đẹp truyền thống, tìm cách gìn giữ, phát huy hồn cốt của nông thôn mới. Những hình ảnh ấy đã đi vào tiềm thức của người dân, trở thành biểu tượng mang giá trị tinh thần của nhiều làng, xã. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, rất nhiều giếng làng đã được người dân chú trọng khôi phục, sửa chữa và lưu giữ.

 Giếng làng Nội tý-xã Hoằng Minh (cũ)- nay là xã Hoằng Đức, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ý thức được xây dựng nông thôn mới không  nhất thiết cái gì cũng phải mới nên giếng được giữ khôi phục lại một cách kiên cố nằm ở khuôn viên đình làng  ngay cạnh cổng làng, trên trục đường chính của thôn.

Theo lời kể của các cụ cao niên thôn Nội tý, giếng đã có từ hàng trăm năm, giếng làng xưa kia là giếng đất. Cách đây hơn 20 năm, giếng là nơi cung cấp toàn bộ nguồn nước ăn cho người dân trong thôn. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đời sống ngày càng phát triển, nhà nhà trong thôn đều đào, khoan giếng để thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Cũng từ đó, hình ảnh người người, nhà nhà đứng xếp hàng quanh bờ giếng đợi gánh nước cũng không còn nữa.

Để gìn giữ giếng làng, người dân thôn đã nhiều lần sửa chữa, xây dựng, kè đá xung quanh giếng giữ cho giếng không bị sụt lún. Những  năm gần đây từ nguồn kinh phí xã hội hóa và đóng góp của con em đang công tác xa quê, nhân dân thôn đã xây dựng kiên cố bờ bao quanh thành giếng bằng gạch và hiện nay, giếng được quy hoạch thuộc khuôn viên công viên minni của làng quy mô 6000m2. Cùng với quần thể: cổng làng, trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng (đình, đền, khu vui chơi, tập luyện thể thao của thôn…), giếng làng Nội tý đang góp phần tạo nên hình ảnh làng quê nông thôn vừa tươi mới, vừa cổ kính, mộc mạc.
Trong kí ức của lớp người cao tuổi, giếng làng không chỉ có ý nghĩa cung cấp nguồn nước mát lành, mà nơi đây còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Giếng làng chính là nơi chứng kiến bao kỷ niệm buồn vui, thăng trầm của dân làng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhờ có giếng làng mà người dân sống chan hòa, gần gũi, đoàn kết với nhau hơn.



3. một trong hai giếng làng Trù Ninh- xã Hoằng Đạt đang được khẩn trương khôi phục.jpg
một trong hai giếng làng Trù Ninh- xã Hoằng Đạt đang được khẩn trương khôi phục

Cũng như nhiều làng quê khác, ở thôn Trì Ninh- Hoằng Đạt hiện nay, nguồn nước sạch đã được đưa vào từng nhà, không còn sử dụng nước giếng làng để ăn nữa. Nhưng không vì thế mà lãng quên giếng làng. Cùng với việc cải tạo đường giao thông nông thôn, sửa chữa, tu bổ đình làng, nhân dân thôn Trù Ninh- Hoằng Đạt đã đồng thuận đóng góp sức người, tiền của để xây dựng lại 2 giếng làng với hệ thống tường gạch bao quanh, với mỗi giếng từ 50 đến 100 triệu đồng.

4.jpg

Việc khôi phục lại giếng làng do cha ông xây dựng cũng là cách để truyền dạy cho lớp trẻ những giá trị vốn quý của văn hóa làng...

5.jpg

Có thể thấy rằng, trải qua những biến thiên của lịch sử, làng quê bây giờ không còn giữ được nguyên vẹn sự mộc mạc, giản dị như xưa. Tại một số địa phương, có một thời lãng quên, người dân đã san lấp giếng làng để làm mặt bằng xây dựng các công trình: nhà văn hóa thôn, sân thi đấu thể thao... Nhìn nhận lại, sự cần thiết của việc khôi phục, giữ gìn nét văn hóa làng quê những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhiều thôn, làng trên địa bàn huyện đã tiến hành sửa chữa và khôi phục lại giếng làng xưa.
Giếng làng - biểu trưng cho nguồn sống, sinh khí tốt lành đã và đang cần được gìn giữ, khôi phục nét văn hóa làng xưa, nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn - Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình./.

Tuyết Mai - Trung tâm VHTT TT&DL

Truy cập
Hôm nay:
23085
Hôm qua:
16681
Tuần này:
56986
Tháng này:
56986
Tất cả:
12555017