Hoằng Hóa, nhiều sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Không chỉ nỗ lực, phấn đấu đạt mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, huyện Hoằng Hóa còn đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Sản phẩm Dầu lạc Mai Chuẩn xã Hoằng Thành.
Tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm 2024, huyện Hoằng Hóa đã có 45 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao Quốc gia (sản phẩm Mắm tôm Lê Gia). Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, qua 3 đợt đánh giá, xếp hạng, Hoằng Hóa đã có thêm 16 sản phẩm OCOP có Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; 9 sản phẩm được công nhận lại, trong đó, có 1 sản phẩm đủ điều kiện đề xuất Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thanh Hóa xem xét đánh giá, nâng hạng (sản phẩm Nước mắm Bà Hoan). Hết tháng 10 năm 2024, Hoằng Hóa đã có 16 “tân binh” OCOP đã góp phần lan tỏa các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp người dân nông thôn khấm khá hơn.
Sản phẩm Rượu sim rừng Phương Trinh xã Hoằng Xuân.
16 sản phẩm OCOP được công nhận mới từ đầu năm 2024 đến nay, gồm: Nước rửa chén Hồi Long, dầu gội Hương Hồi Long của chủ thể Nguyễn Thị Tâm thuộc chùa Hồi Long thôn Đại Long xã Hoằng Thanh; Rượu sim rừng Phương Trinh của hộ kinh doanh Lê Đình Trinh thôn Hữu Khánh xã Hoằng Xuân;
Sản phẩm Nôi tre đặt võng Huyền Anh xã Hoằng Thịnh.
Nôi tre đặt võng Huyền Anh của hộ kinh doanh Hoàng Văn Cường thôn Thịnh Hòa xã Hoằng Thịnh; Nước mắm Hùng Quý hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Hùng thôn An Lạc xã Hoằng Hải; Dầu Lạc Mai Chuẩn của hộ kinh doanh Lương Xuân Chuẩn thôn 3 xã Hoằng Thành; Nem chua Mạnh Hương Hộ kinh doanh Lê Văn Mạnh thôn 6 xã Hoằng Ngọc; Ruốc (chà bông) tôm sú Lê Gia của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ;
Sản phẩm Rượu nếp Đại Long xã Hoằng Thanh.
Rượu nếp Đại Long của hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Sơn, thôn Đại Long 2, xã Hoằng Thanh; Nước mắm Độ Vân của hộ kinh doanh Độ Vân, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ; Cá thu nướng Hương Việt của Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt, thôn Tháng Mười, xã Hoằng Phụ; Bánh đa Nghĩa LX của hộ kinh doanh bánh đa nghĩa LX, thôn Quý Thọ, xã Hoằng Hợp; Chè sen Chính Hà của hộ kinh doanh Chính Hà, thôn Hợp đồng, xã Hoằng Giang; Bánh chưng Tuấn Liên của hộ kinh doanh bánh chưng Tuấn Liên, thôn 1 Nghĩa Trang, xã Hoằng Kim; Nem chua Anh Vũ của hộ kinh doanh Đặng Thị Nga, thôn Thị Tứ, xã Hoằng Trung; Bánh nhãn Phú Ngọc Anh của hộ kinh doanh Phú Ngọc Anh, thôn Trung Tây, xã Hoằng Phú.
Sản phẩm Chè sen Chính Hà xã Hoằng Giang.
Là một trong những sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP 3 đợt 3/2024, sản phẩm chè sen Chính Hà xã Hoằng Giang đã quan tâm phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Theo chị Đỗ Thị Hà – cơ sở sản xuất chè sạch Chính Hà xã Hoằng Giang: Điều làm nên “linh hồn” của sản phẩm chè sen chính là câu chuyện văn hoá gói gọn đằng sau những búp chè thơm thảo. Mỗi sản phẩm chè đều chuyên chở rất nhiều câu chuyện văn hoá của người Việt Nam ở mỗi vùng quê thanh bình và câu chuyện về tình yêu của người làm chè, sự nâng niu của người làm chè với những sản phẩm tinh hoa của mình.
Sản phẩm Nem chua Mạnh Hương xã Hoằng Ngọc.
Trong số 16 sản phẩm OCOP của huyện từ đầu năm 2024 đến nay, có tới 2 sản phẩm từ lâu đã là đặc sản xứ Thanh – Nem chua, gồm Nem chua Mạnh Hương của hộ kinh doanh Lê Văn Mạnh thôn 6 xã Hoằng Ngọc và Nem chua Anh Vũ của hộ kinh doanh Đặng Thị Nga, thôn Thị Tứ, xã Hoằng Trung. Theo các hộ kinh doanh thì: Quy trình chế biến nem chua được trải qua nhiều công đoạn, chú trọng ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Thịt lợn phải là thịt mông tươi ngon, dẻo, sờ vào miếng thịt còn dính tay, chế biến hết phần mỡ thừa, sau đó được xay nhuyễn, trộn cùng bì lợn cán mỏng thành sợi, thêm các gia vị đặc trưng không thể thiếu như tỏi, ớt, lá đinh lăng, hạt tiêu... Nhờ các chủng vi khuẩn có lợi, giúp cho nem chua được lên men tự nhiên, tạo nên một hương vị và màu sắc đặc trưng. Nem chua sau khi chín có màu hồng tươi, có vị ngọt kèm theo vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay nhẹ của miếng ớt đỏ, cảm giác tê nhẹ đầu lưỡi của tỏi và mùi thơm nồng của lá đinh lăng và đặc biệt là màu xanh của lá chuối, một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh.
Sản phẩm Banhc hưng Tuấn Liên xã Hoằng Kim.
Có thể khẳng định: Nhờ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp quan trọng để thực hiện nên chương trình OCOP tại Hoằng Hóa đã lan tỏa và hiệu quả. Chương trình đã phát huy nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể, cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng về chất lượng, thương hiệu của sản phẩm OCOP;
Sản phẩm Dầu gội Hương Hồi Long xã Hoằng Thanh.
đồng thời, giúp nhận thức được mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương để tạo ra giá trị gia tăng cao, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL
- Hoằng Thắng triển khai thực hiện công tác nạo vét thủy lợi mùa khô 2024
- Hoằng Hóa – quan tâm công nhận lại sản phẩm OCOP
- Thẩm định xã an toàn thực phẩm (ATTP) nâng cao tại Hoằng Thanh và Hoằng Ngọc
- Tập huấn tư duy kinh tế, tổ chức sản xuất, ứng dụng công ghệ cao trong nuôi trồng Thủy sản
- Hoằng Hóa, nhiều sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
- Kết nối cung - cầu, nâng tầm giá trị hàng hóa địa phương
- Nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn huyện Hoằng Hóa có mặt tại Hội nghị kết nối cung – cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024
- Hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob
- Đoàn công tác Tỉnh Quảng Nam thăm mô hình nuôi tôm và mô hình sản phẩm OCOP 5 sao tại huyện Hoằng Hóa
- 9 tháng đầu năm 2024, toàn huyện trồng được trên 250.000 cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rừng