QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội thảo đầu bờ về mô hình gieo sạ cụm bằng máy

Đăng lúc: 22:53:17 27/05/2023 (GMT+7)

Sáng ngày 26.5, TTDVN huyện đã tổ chức hội thảo về mô hình gieo sạ cụm bằng máy.

 1 thăm thực tế mô hình gieo  xạ hàng tại xứ đồng thôn Nội Tý - xã Hoằng Đức.jpg
thăm thực tế mô hình gieo sạ cụm tại xứ đồng thôn Nội Tý - xã Hoằng Đức
2.jpg
Về dự có: đại diện trung tâm Khuyến nông tỉnh, phía huyện có: đồng chí Lê Văn Cường- HUV- Trưởng phòng, các đồng chí Phó phòng, chuyên viên phòng Nông nghiệp và PT NT huyện,  lãnh đạo, viên chức TT DVNN huyện, chủ tịch UBND xã Hoằng Đức và GĐHTXDVNN, đại diện chủ máy cấy của các xã: Hoằng Trung, Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, Hoằng Sơn, Hoằng Đạt, Hoằng Đồng, Hoằng Lưu và thị trấn Bút Sơn.
3.  đánh giá kết quả và thảo luận.jpg
đánh giá kết quả và thảo luận

Với mong muốn giảm tối đa chi phí đầu vào, nâng cao lợi nhuận, tăng thu nhập đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay. Vụ xuân năm 2023, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa phối hợp với Công ty TNHH TMDV Sài Gòn Kim Hồng, UBND xã Hoằng  Đức tổ chức thực hiện mô hình “Sản xuất lúa bằng phương pháp sạ cụm”. Để đánh giá kết quả thực tế qua 1 vụ trên đồng đất Hoằng Hoá, từ đó có hướng thực hiện trong các vụ tiếp theo.

Vụ chiêm xuân, mô hình được triển  khai Quy mô:  02ha, tại thôn Nội Tý, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa.

4.jpg

Qua theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây lúa áp dụng đối với mô hình nhận thấy: So với cấy tay và cấy máy truyền thống thời gian sinh trưởng phát triển của lúa ở mô hình ngắn hơn 10 ngày, khả năng đẻ nhánh, thời gian trỗ bông rút ngắn. Do đó áp dụng biện pháp kỹ thuật Gieo sạ cụm thì thời vụ gieo trồng muộn hơn 7 – 10 ngày, có thể né tránh được rét đậm rét hại ở vụ xuân và giảm áp lực về thời vụ đối với vụ mùa. Áp dụng biện pháp gieo sạ ít tốn công lao động, giải quyết được  tồn tại lớn đối với nguồn lao động trong điều kiện lao động sản xuất nông nghiệp khan hiếm hiện nay.

So với sản gieo cấy truyền thống, phương pháp gieo sạ giảm đáng kể công lao động gieo cấy (Chỉ mất 720.000đ/ha, trong khi công cấy thông thường 5.000.000đ/ha) vì vậy hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt.

5.jpg

Việc thực hiện biện pháp kỹ thuật sạ cụm trong thâm canh lúa đã đạt được kết quả khả quan, từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, giảm áp lực lao động thời vụ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mở ra hướng phát triển cây hàng hóa mới có hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ mô hình cho thấy cần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn nâng cao năng lực, giá trị cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

6. hộ nông dân thực hiện mô hình nói về hiệu quả thực tế sau 1 vụ trải nghiệm.jpg
 hộ nông dân thực hiện mô hình nói về hiệu quả thực tế sau 1 vụ trải nghiệm

Qua thực tế  khảo nghiệm trên 02 ha tại xã Hoằng Đức và đặc biệt trực tiếp ý kiến của chủ mô hình khảo nghiệm đều khẳng định  nên mở rộng triển khai  mô hình gieo sạ cụm bằng máy trên diện rộng./.

Tuyết Mai - Trung tâm VHTT TT&DL

 

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
7105
Hôm qua:
7193
Tuần này:
29731
Tháng này:
211186
Tất cả:
11467031