Kết nối cung - cầu, nâng tầm giá trị hàng hóa địa phương
Hội nghị kết nối cung cầu trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24/10 - 28/10/2024 tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa thu hút 260 gian hàng trưng bày gần 1.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là cơ hội để người dân và doanh nghiệp huyện Hoằng Hóa kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng sẵn có trong quá trình hội nhập và phát triển.
Khu vực trưng bày sản phẩm thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Với các hoạt động chính, như: Tuyên truyền, quảng bá; Hội nghị triển khai kế hoạch; Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn; Lễ khai trương trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn; Hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn; Hội thảo “Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa”;
Ký kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn giữa các doanh nghiệp.
Hội nghị kết nối cung cầu năm 2024 là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, chủ cơ sở sản xuất an toàn trong huyện đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa. Đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận sản phẩm OCOP, những sản phẩm tiềm năng và đặc trưng vùng miền, địa phương đến tham dự Hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa và các hội chợ là dịp thuận lợi giúp người dân và doanh nghiệp kết nối cung-cầu đến người tiêu dùng và các siêu thị.
Gian hàng của huyện Hoằng Hóa tại hội nghị.
Thông qua sự kiện này, người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm mình mong muốn và giúp nông dân, doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê Xuân Thu - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa...
...cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện tham quan gian hàng huyện Hoằng Hóa.
Đưa sản phẩm rượu sim rừng đến với Hội nghị kết nối cung cầu và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Thanh Hóa năm 2024, cơ sở sản xuất rượu sim rừng Bảo An xã Hoằng Xuân cho biết: Đã có nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình thông qua các hội chợ.
Gian hàng của cơ sở sản xuất rượu sim rừng Bảo An xã Hoằng Xuân.
Việc cung - cầu hàng hóa thông qua các sự kiện tổ chức như thế này là biện pháp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. “Cũng tại sự kiện này, các hộ sản xuất hiểu thêm nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng từ lời khuyên của các đầu mối thu mua sản phẩm. Tôi mong muốn, tỉnh sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các sự kiện kết nối cung-cầu hàng hóa, vì điều này đem lại lợi ích thiết thực cho các hộ sản xuất, giúp chúng tôi có cơ hội tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn”.
Sản phẩm Chè sạch Chính Hà xã Hoằng Giang tại gian hàng huyện Hoằng Hóa.
Tham gia trưng bày sản phẩm nông sản, thực an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, huyện Hoằng Hóa có 10 gian hàng, trong đó, có 2 gian hàng của huyện và 8 gian hàng riêng của các chủ thể. Gian hàng của huyện Hoằng Hóa, trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP như: Rượu sim rừng Bảo An, Đông trùng Hạ thảo Lạch Trường, Rượu Đông trùng hạ thảo Lạch Trường, Đông trùng hạ thảo Minh Trường, Miến gạo Dương Vân; Moi xấy Long Dương, Mắm tôm Lê Gia, Nước mắm Lê Gia – cốt đặc biệt, Nước mắm Bà Hảo, Mắm tép Bà Hảo, Nước mắm Bà Hoan, Dưa vàng Nhung Farm, và các sản phẩm đặc trưng như sản phẩm từ Tảo xoắn Spirulina, Bánh nhãn Phú Ngọc Anh, Bề bề Long Dương, Ớt chuông, Dưa chuột, ổi, dừa…;
Gian hàng của Nông trại Nhungfarm xã Hoằng Thắng tại hội nghị.
8 gian hàng của các chủ thể, gồm: Nước mắm Hùng Qúy xã Hoằng Hải; nước mắm, thủy hải sản của Công ty TNHH Khuê Các xã Hoằng Phụ; 2 gian hàng dưa vàng Nhungfarm của HTX NN CNC Hồng Nhuệ xã Hoằng Thắng; rượu sim rừng Bảo An xã Hoằng Xuân; 2 gian hàng của Chè sạch Chính Hà xã Hoằng Giang; miến gạo Dương Vân xã Hoằng Đạt.
Các sản phẩm trưng bày giới thiệu của huyện có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các quy định về ATTP, an toàn về dịch bệnh và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, được dán tem truy xuất nguồn gốc. Đây là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối… gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tìm hiểu sản phẩm, liên kết, hợp tác giao thương; Đẩy mạnh kết nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm trong và ngoài huyện, hình thành liên kết sản xuất – cung ứng và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, tạo ra nhiều chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm phát triển bền vững; góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường; Trưng bày giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề; Góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nông nghiệp, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện đang được cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, bền vững; chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng; kết nối ngày càng chặt chẽ với mạng lưới sản xuất, phân phối trong tỉnh và trong nước. Đặc biệt, đối với nông sản sẽ quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại với nhiều hình thức, trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kết nối cung cầu.
Gian hàng huyện Hoằng Hóa đã thu hút rất đông người dân đến tìm hiểu, mua sắm.
Thực tế cho thấy, từ các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, các cơ sở sản xuất, Hợp tác xã, doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.; không ngừng đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, ký kết được nhiều hợp đồng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, chương trình kết nối cung - cầu còn khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như yêu cầu thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.
Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL
- Xã Hoằng Sơn hoàn thành công tác thủy lợi mùa khô năm 2024
- Hoằng Hóa, tiến độ làm thủy lợi mùa khô đạt 120% kế hoạch tỉnh giao, trên 70% kế hoạch huyện giao
- Hoằng Hóa - chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
- Phát huy hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới ở Hoằng Hóa
- Hoằng Hóa - tập trung ra quân làm thuỷ lợi mùa khô năm 2024
- Sản phẩm OCOP Hoằng Hóa vào vụ tết
- Năm 2024, toàn huyện trồng được trên 300.000 cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rừng
- Năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 27.603 tấn, bằng 110,4% kế hoạch
- Giữ trọn tinh túy biển khơi trong từng giọt nước mắm Bà Hoan
- HỘI NÔNG DÂN HOẰNG XUYÊN ĐƯA ỚT XANH THÀNH CÂY TRỒNG HÀNG HÓA CHỦ LỰC