Tín dụng chính sách có Đảng lãnh đạo minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội nói chung và tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên, tạo sự thống nhất trong hành động, qua đó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cơ sở trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Công tác tín dụng chính sách xã hội được triển khai một cách đồng bộ, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của tín dụng chính sách, kịp thời để hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, cận nghèo, đối tượng gặp khó khăn đột xuất và các đối tượng chính sách khác. Tại huyện Hoằng Hóa, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, đặc biệt địa phương cấp huyện đã quan tâm cân đối, bố trí một phần ngân sách địa phương ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, thị trấn. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức bình quân chung của toán tỉnh. Đặc biệt, sau khi ký kết chương trình phối hợp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hoằng Hóa và các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận ủy thác.
Cụ thể, huyện Hoằng Hóa tổng sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 627 tỷ đồng, tăng 283 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó, nguồn vốn địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay chiếm tỷ trọng 4% trên tổng nguồn vốn, tương đương 27 tỷ đồng, vốn địa phương cấp huyện ủy thác trên 8,5 tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách giúp cho 29,7 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trên 3 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tín dụng trang trải chi phí học tập trên 1,2 ngàn em, có trên 21,6 ngàn công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh nông thôn và trên 600 căn nhà cho hộ nghèo, đối tượng chính sách được xây dựng .
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là "điểm sáng", một trong những "trụ cột" của hệ thống các chính sách an sinh xã hội, minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa như Chỉ thị 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư đã đánh giá.
Trong giai đoạn mới, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được sau Chỉ thị số 40-CT/TW và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 39-CT/TW Ban Bí thư, nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục tham mưu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hoằng Hóa và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thục hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Tham mưu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội.
2. Xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương.
3. Tích cực rà soát nhu cầu vốn tín dụng chính sách, xây dựng kế hoạch tín dụng năm, giai đoạn sát đúng. Tích cực triển khai cho vay đến khách hàng thuộc đối tượng, có nhu cầu và đủ điều kiện để tránh lãnh phí vốn. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
4. Tăng cường và đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tham mưu nguồn ủy thác địa phương cấp huyện sang Ngân hàng chính sách để cho vay hộ nghèo và các dối tượng chính sách khác trên địa bàn, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực dự báo, phân tích; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng chính sách. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng để bảo toàn vốn tín dụng chính sách.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tụy phục vụ người dân.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hoằng Hóa định hướng đến năm 2030 quy mô nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách phấn đấu đạt trên 300 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cấp huyện ủy thác sang cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức thực hiện; trong đó xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn 2026 - 2030 của địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững tạo cơ sở quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại IV và trở thành thị xã trước năm 2030./.
- Tín dụng chính sách có Đảng lãnh đạo minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa
- Xã Hoằng Kim tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)
- Sáp nhập xã Hoằng Phượng vào xã Hoằng Giang: Tinh gọn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
- Hội nghị nghe báo cáo tiến độ thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn huyện
- Hoằng Tiến tổ chức bàn giao nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU cho bà Lê Thị Thoa
- Hội nghị giao ban đánh giá tiến độ thực hiện và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Xã Hoằng Phú tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Đề án xây dựng “xã, thị trấn không ma túy” trên địa bàn, giai đoạn 2024 - 2025
- Năm 2024, tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện ước đạt 8.108 tỷ đồng
- Trao tặng xe lăn Nghĩa tình ấm áp dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- Cụm thi đua số 03 huyện Hoằng Hóa tổng kết thi đua năm 2024