QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; nhiệm vụ năm 2022.

Đăng lúc: 09:24:08 26/04/2022 (GMT+7)

Sáng ngày 25/4 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022.

 Ảnh 1.jpg

Hội nghị được kết nối tới 63 điểm cầu UBND tỉnh, thành phố và 701 điểm cầu quận, huyện trên cả nước với hơn 19.000 người dự.

Ảnh 2.jpg

Tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa: đồng chí Lê Hồng Quang – TVHU, Phó Chủ tịch TT UBND huyện chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị là thành viên BCH Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện.

Hội nghị đã được nghe báo cáo tóm tắt về công tác PCTT và TKCN năm 2021, những tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Nhận định về tình hình thiên tai năm 2022.

Ảnh 3.jpg

Theo đó, năm 2021, thiên tai trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến bất thường, khốc liệt, với gần 380 trận thiên tai gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Mặc dù các quốc gia đã rất nỗ lực phòng, chống song thiên tai đã làm 16.000 người chết, thiệt hại về kinh tế trên 343 tỷ USD (cao hơn nhiều so với năm 2020). Ở trong nước, thiên tai tuy không khốc liệt, dị thường như năm 2020 nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, bên cạnh đó là hậu quả nghiêm trọng của đợt mưa lũ lịch sử năm 2020, nhiều khu vực chưa được phục hồi. Đã xảy ra 18/22 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và ATNĐ; 326 trận dông, lốc, mưa lớn; 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất; 403 điểm sạt lở nguy hiểm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch covid cũng như thiếu thốn về nguồn lực, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, địa phương  và cộng đồng nên thiệt hại do thiên tai năm 2021 giảm nhiều so với năm 2020 và các năm trước đó, thiên tai năm qua đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020), thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2020).

Để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, công tác PCTT&TKCN từ nay đến cuối năm 2022 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác PCTT&TKCN nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng; xác định công tác PCTT&TKCN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Tiếp tục rà soát bổ sung bảo đảm đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ PCTT&TKCN; Chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai từ Trung ương đến cơ sở; nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, tập trung; đầu tư cho công tác PCTT&TKCN là đầu tư cho phát triển bền vững, vì vậy cần được quan tâm đặc biệt cùng với việc triển khai các giải pháp cụ thể.

Ảnh 4.jpg

Tại hội nghị, các địa phương Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Yên, Thái Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Cà Mau; các ngành Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Quốc phòng đã có các ý kiến tham luận đóng góp vào công tác PCTT&TKCN, kiến nghị tới Chính phủ cần xây dựng chiến lược lâu dài cho công tác phòng, chống thiên tai.

Tại hội nghị, đã có 5 tập thể, 5 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, nhiều tập thể, cá nhân được nhận bằng khen của Bộ NN&PTNT vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT TKCN năm 2021.

Ảnh 5.jpg

Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành ghi nhận các ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Phó Thủ tướng đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã tích cực, chủ động trong công tác phòng chống, góp phần làm giảm nhẹ thiên tai. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, các địa phương cần phải kiện toàn BCH phòng chống thiên tai, gắn với người đứng đầu. Bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, xây dựng phương án đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập. Sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai để không bị động, bất ngờ, đồng thời, tổ chức theo dõi công tác khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Trong đó, lấy chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, huy động và phối hợp lực lượng ứng phó với diễn biến thiên tai, sự cố; củng cố lực lượng xung kích cơ sở.

Ảnh 6.jpg

Chỉ đạo một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Lê Đức Giang – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh các nhiệm vụ trước mắt ngay sau hội nghị trực tuyến toàn quốc. Trong đó, yêu cầu BCĐ PCTT TKCN tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ để hoàn chỉnh báo cáo tổng kết về công tác PCTT, TKCN năm 2021, nhiệm vụ năm 2022; giao Sở NN&PTNT thông báo danh mục các công trình hồ chứa hư hỏng, mất an toàn trước lũ năm 2022 đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty khai thác công trình thủy lợi, các chủ đập, chủ hồ để chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa;

Ảnh 7.jpg

Giao cho thành viên BCĐ phụ trách các huyện trực tiếp kiểm tra địa bàn về công tác chuẩn bị PCTT TKCN năm 2022; Văn phòng BCH PCTT phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, các đơn vị có liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, vận động công tác PCTT; UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức hội nghị lồng ghép công tác PCTT năm 2021, nhiệm vụ năm 2022; UBND huyện tập trung kiểm tra, rà soát, hoàn thành tốt các công tác chuẩn bị PCTT TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”; Các đơn vị thi công các công trình thủy lợi cần đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công, sớm đưa vào sử dụng; các công ty quản lý các hố chứa lớn kiểm tra các công trình đảm bảo an toàn mùa mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Thanh Quý – Trung tâm VHTT TT&DL

 

Truy cập
Hôm nay:
22394
Hôm qua:
16681
Tuần này:
56295
Tháng này:
56295
Tất cả:
12554326