QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Huyện Hoằng Hóa phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung và NTTS ứng dụng công nghệ cao.

Đăng lúc: 12:02:37 13/04/2023 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong những năm qua huyện Hoằng Hóa đã có những cơ chế đặc thù để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cấp.

Trang trại chăn nuôi gà tại xã Hoằng Vinh.jpg
Trang trại chăn nuôi gà tại thị trấn Bút Sơn

Trong đó, để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên đất đai ở địa phương, hạn chế rủi ro do dịch bệnh và hiệu quả kinh tế bền vững, huyện đã khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô trang trại. Trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung, đa dạng hoá con nuôi, nâng cao hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập của người dân trên địa bàn huyện. Đến năm 2022 toàn huyện có 42 trang trại chăn nuôi, trong đó: 1 trang trại bò, 18 trang trại lợn, 19 trang trại gia cầm và 4 trang trại tổng hợp; có 37 trang trại ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và có 15 trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm khoảng 2.800 ha, diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 303,6 ha; trong đó, nuôi siêu thâm canh có mái che 74,9 ha, nuôi trong ao bạt trong ao bạt 229,3 ha. Các xã có diện tích nuôi thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phụ… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn kết sản xuất với tiêu thụ và hình thành các vùng chuyên canh ứng dụng công nghệ cao.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và NTTS công nghệ cao đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong NTTS…Doanh thu trung bình của mỗi trang trại đạt từ 800 triệu đồng/năm trở lên; diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt trên 400 triệu đồng triệu đồng/ha, nhiều vùng nuôi chuyên canh đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Các trang trại chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả kinh tế từ 15 đến 20% so với các cơ sở chăn nuôi thông thường.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL

Truy cập
Hôm nay:
16079
Hôm qua:
16681
Tuần này:
49980
Tháng này:
49980
Tất cả:
12548011