QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Đền chùa làng Trù Ninh - xã Hoằng Đạt

Đăng lúc: 15:43:17 29/11/2024 (GMT+7)

Tọa lạc tại thôn Trù Ninh – xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá. Làng này dưới thời vua Đồng Khánh (1886-1888) thuộc Trù Thôn, xã Bái Ninh, và xã Phù Lưu, tổng Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, Sau này đến đời vua Thành Thái (1889-1907) Trù thôn xã Bái Ninh được đổi thành thôn Bái Ninh, xã Phù Lưu được đổi thành thôn Phù Lưu thuộc phủ Hoằng Hoá. Cách mạng tháng 8 thành công, hai thôn Bái Hình và Phù Lưu được sát nhập thành một làng lớn gọi là làng Trù Ninh thuộc xã Hoằng Đạt và mang tên gọi cho tới nay. Chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2002.

1.png


2.png

 

Cụm di tích đền chùa làng Trù Ninh là nơi thờ và phối thờ nhiều vị thần, phật có công với dân với nước. Để tiện cho việc theo đổi chúng tôi xin được giới thiệu từng đi tích một.

 Trước tiên là đền thờ Cao Sơn. Căn cứ vào 10 đạo sắc phong hiện đang lưu giữ tại làng và sách Thanh Hoá chủ thần lục (1) thì: Làng Bái Ninh trước đây có thờ thần Cao Sơn. Sự tích thần Cao Sơn theo thần tích thì thần húy là Cao Hiền, tự Văn Trường là người Bảo Sơn đất Minh Lương. Ông thi đỗ tiền sĩ đời vua Tống Hy Ninh. Mẹ họ Đào, do cảm mộng mà mang thai sinh ra ông ngày 20/8 Bính Ngọ. Ông là người có tư chất thông minh, anh hùng hào kiệt, 15 tuổi mồ côi mẹ, ở nhà chuyên tâm vào việc học tập, do vậy các sách sử ông đều thuộc làu biết hết. Khi thi đỗ tiến sĩ vua Tống khen thưởng, muốn gả công chúa cho, ông không nhận ở lại triều giữ chức Thừa tướng. Năm 30 tuổi vâng mệnh đi đánh giặc Đông Di, thẳng trận trở về được phong Nguyên Soái Đại tướng quân. Lúc ông 90 tuổi, ông cáo quan xin về trí sĩ nhưng triều đình không cho mà sai ông sang trần ở nước Nam Bang. Lúc bấy giờ nước Nam đang có giặc phương Nam đến quẩy nhiễu, ông nhận chức ở trấn Nghệ An Khi đi qua trang Phúc Lâm (Hay là làng Gòng huyện Vĩnh Lộc) huyện Vĩnh Phúc thấy phong cảnh nơi đây đẹp đẽ sơn thủy hữu tình, bèn lập cung sở đóng quân trên núi. Khi thẳng giặc ông trở về khao thưởng quân sĩ đồng thời thưởng cho dân làng 60 quan tiền. Ở Nghệ An ông cũng lập Cung đài trên núi. về sau ông mất, Thọ 103 tuổi.

Ngày nay nhân dân địa phương đang đồng vai sát cánh phối hợp với chính quyền sở tại cùng nhau trùng tu tôn tạo những di tích trước đây bị máy bay Mỹ tàn phá, tạo nên một chốn thờ trang nghiêm góp phần tô đẹp thêm truyền thống văn hoá bản làng

- Những hiện vật có giá trị .

- 6 bức của bức bàn chạm tứ quý rất tinh xảo

- 11 đạo sắc phong cho làng Trù Ninh thờ thần Cao Sơn

- Một ngựa Hồng mã bằng gỗ có kích cỡ lớn cao 2m dài 1m90

- Một ngựa Bạch mã bằng gỗ có kích cỡ lớn cao 2m dài 1m90

- 1 văn bia " Hậu kỵ bia ký " dựng dưới triều Nguyễn

- 1 Bức đại tự theo kiểu cuốn thư khắc năm Nhâm Ngọ thời vua Bảo Đại.

- 9 pho mộc tượng gỗ có giá trị cao về tạo tác

- Một ngai thờ Cao sơn mang đậm phong cách tạo tác thế kỷ 17.

- Một bát hương đá chạm lưỡng long chầu nhật

- 2 đẫn gỗ chạm hoa cúc

- 1 giá án thờ cổ

và các hiện vật khác như :

- Tàn long 2 cái.

- Mâm bòng 1 cái

- Khay rượu 1 cái

- Hồm quần áo 1 cái

- Rùa đá 2 cái

- Đá tảng- chậu lan - cối bằng đá ...v.v...

Cụm di tích lịch sử văn hoá đền chùa làng Trù Ninh đề lại cho chúng ta giá trị về nhiều mặt.

 Tuyết Mai - Trung tâm VHTTTT&DL

 

 

Truy cập
Hôm nay:
7375
Hôm qua:
17683
Tuần này:
25058
Tháng này:
333065
Tất cả:
16979575