LĂNG MỘ ĐẠI THẦN HẦU TƯỚC TRƯƠNG HUY DỰC XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
Tên gọi di tích: - Tên thường gọi: Lăng mộ Đại Thần Hầu Tước Trương Huy Dực - Tên gọi khác Dòng họ Trương Huy và Đại Thần Hầu Tước Trương Huy Dực
- Trước cách mạng Tháng 8/1945: Khúc Phụ Xưa, xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Sau cách mạng Tháng 8/1945: Làng Phú Xuân, xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Hiện nay: Thôn Phú Xuân, xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
(Lăng mộ Đại Thần Hầu Tước Trương Huy Dực)
Loại di tích: Di tích lịch sử cấp Tỉnh
Lịch sử hình thành:
Dòng họ Trương Huy vốn gốc ở Bắc Hà, vào đời thứ VI, có cụ Trương Huy Thực Quan Tam phẩm Bá tước thời Lê vào xã Khúc Phụ, tổng Ngọc Chuế, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ở, sinh con đẻ cháu thành dòng họ Trương Huy. Dòng họ Trương Huy kể từ đời thứ 7 về trước, có rất nhiều người, nhiều lớp học hành đỏ đạt làm quan và lấy vợ sinh con, đẻ chsu ở nhiều nơi trong nước như Đại thần Hầu tước Trương Huy Dực làm quan từ thời Lê Cảnh Hưng, qua thời Quang Trung ( Nguyễn Huệ ), đến thời Minh Mạng Tự Đức. Cụ đã được nhà vua bổ nhiệm đi làm quan ở nhiều tỉnh. Cụ thể là An Quảng, Thăng Long, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Long, Phước Long Cụ đã lấy vợ sinh con đẻ cháu ở nhiều tỉnh. Con cháu cụ đã có nhiều người lanmf quan ở các tỉnh và tại Triều đình. Cụ đã được phong các chức vị: Bn trực hậu vệ úy, võ bị thần sách thời Lê Cảnh Hưng; Hoàng việt, anh liệt tướng quân, anh dung tướngquân thời Quang Trung( Nguyễn Huệ); Khai sâm đại thần Quận công; hầu tước Có tất cả 13 sắc phong của 3 triều đại ( Lê Cảnh Hưng, Quang Trung, Nguyễn Huệ - Tự Đức ). 13 sắc phong ấy hiện nay vẩn giữ lưu tại nhà thờ 8 cái trong hòm sắc của các Vua ban tặng. Trong đó có 1 sắc phong ghi: Tránh vệ tram ngọc hầu Trương Huy Dực và kèm theo 4 chữ Đại quốc di danh . Mộ cụ mai tang tại cồn mã chính xã Hoằng Đông ( Do Triều đình Huế đưa về an táng)
Sự kiện nhân vật lịch sử:
Trương Huy Dực (1761 1883)
Sinh năm 1961, ở tại xóm Xoang, làng Khúc Phụ, tổng Ngọc Chuế, nay là thôn Phú Xuấn, xã Hoằng Đông.
Nhớ đến công lao to lớn của ông, nhà vua sai uopws xác đưa vào linh cửu, làm lễ tang cho ông tại Triều đình, tuyên dương công trạng trước các quân quan. Sau đó nhà vua cử quan quân và điều 8 chiếc thuyền chở thi hài ông từ Huế vượt biển vào cửa LạchTrào, ngược dòng sông Cung đưa về an tang tại quê nhà. Mai tang xong, Triều đình đã cấp trên 4000 qun tiền cho dòng họ làm nhà thờ ông.
Nay nhà thờ ông không còn nữa, nhưng nhiều người cao tuổi trong dòng họ cũng như trong nhân dân còn nhớ rõ khu nhà thờ rộng đén 3 sào ruộng Trung bộ, nội thất gồm các đồ tế lễ uy nghi nưu khám đặt bài vị kích thước rộng gần 1,8 mét, cáo trên 2,4 mét, có thanh kiếm đồng dài gần 2 mét, 1 chiếc mũ đồng, 13 hòm sắc vị và 1 bức đại tự ghi 4 chữ Đại quốc di danh. Tất cả những thứ đó đều được sơn son và giát bằng vàng lá.
Cho đến giờ hiện vật còn lại là : Một hòm sắc vị , có 8 sắc phong nguyên vẹn và một số di vật khác
- Mốc giới bảo vệ: Hệ thống tường bao xung quanh bảo vệ di tích.
- Khác: Không
Kiến trúc, cảnh quan (mới, cũ, chất liệu công trình)
Lăng mộ Đại Thần Hầu Tước Trương Huy Dực có địa thế cảnh quan đẹp, nằm qua mựt về hướng Tây. Phía trước có con đường Trục chính 510 B chạy qua, xung quanh lăng mộ là cánh đồng lúa rộng lớn, không gian thoáng đãng. Oử địa thế này. Lăng mộ vừa gắn liền với thiên nhiên lại vừa gắn liền với đời sông sinh hoạt của nhân dân. Không gian lăng mộ được xây trên diện tích 2.6080 mét vuông. Cổng lăng mộ và tường rào được xây bằng bê tăng rất kiên cố. Trong khuôn viên lăng mộ vẩn còn nguyên mộ của ông, được con cháu quy lại và tu sử vào năm 2019.
Tình trạng di tích:
- Mức độ bảo quản và hiện trạng xuống cấp của di tích: Di tích được dòng họ quan tâm đóng góp kinh phí trùng tu, tôn tạo để phát huy giá trị.
- Tình trạng hệ thống hạ tầng: Qua các lần trùng tu, tôn tạo, di tích giữ nguyên giá trị. Di tích được kết cấu bằng bê tông, cốt thép nên công trình trở nên kiên cố hơn.
Lễ hội tại di tích (thời gian, hình thức, trò diễn.....)
- Thời gian: 30/4 Dương lịch hàng năm Ngày húy kỵ của ông
- Không gian (quy mô): Dòng họ.
- Các nghi lễ chính: Dâng hương Tế tổ
- Các trò chơi trong lễ hội: Chơi bài điếm..
Giá trị của di tích:
Di tích có giá trị về lịch sử - văn hóa
Hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát huy tác dụng:
- Cấp công nhận ( Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố ) Số 345/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
- Công tác lưu trữ hồ sơ di tích: hồ sơ di tích được lưu trữ tại nhà tư gia cháu của ông
- Cấp quản lý: Cấp tỉnh
- Tên tổ chức, cá nhân trực tiếp trông nom, bảo vệ di tích: Ông Trương Văn Thanh, Trương ban quản tộc dòng họ
+ Địa chỉ liên hệ: Thôn Phú Xuân, xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
+ Điện thoại liên hệ: 0328 250 013
- Hình thức quản lý:
+ Di tích thuộc sở hữu (Nhà nước, tư nhân): Nhà nước
+ Hình thức quản lý (Nhà nước, tư nhân, tập thể, cá nhân): Nhà nước
- Ban bảo vệ di tích: gồm 2 người có uy tín trong dòng họ.
- Thông tin bảo vệ (hệ thống tường bao, cửa khoá, ):
Hệ thống tường bao, có khóa chống trộm
- Hiện trạng sử dụng di tích:
+ Đánh giá chung: Di tích đảm bảo nguyên trạng nhằm phát huy giá trị, tuyên truyền giáo dục cho con cháu.
+ Thống kê những nội dung sử dụng chưa đúng: Không
- Hiện trạng vi phạm: Không có yếu tố vi phạm.
+ Mức độ vi phạm: Không.
+ Thống kê các vi phạm:
· Hạng mục vi phạm: Không
· Khu vực bảo vệ di tích: Không
+ Đối tượng vi phạm (Tên tổ chức, cá nhân vi phạm): Không
- Hình thức phát huy giá trị của di tích đã thực hiện: Tuyên truyền, giáo dục con cháu thực hiện tốt việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.
Những tư liệu bổ sung:
Quyết định công nhận và bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Việt Bắc Công chức VH - XH
- ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ TƯỚNG QUÂN LÊ TRUNG THIỆN XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- LĂNG MỘ ĐẠI THẦN HẦU TƯỚC TRƯƠNG HUY DỰC XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ THỜ HỌ " VŨ ĐÌNH" THÔN ĐẠT TÀI XÃ HOẰNG HÀ
- Đền chùa làng Trù Ninh - xã Hoằng Đạt
- LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ CỔ ÔNG TẠ CÔNG SOAN
- Hoằng Tiến có 04 di tích đã được xếp hạng
- Tiến sỹ Đặng Quốc Đỉnh và truyền thống hiếu học của người dân Hoằng Cát
- Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu) - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
- Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đình làng Trung Hoà, thôn 1, Trung Hòa, xã Hoằng Trinh
- Giới thiệu khái quát về di tích lịch văn hóa cấp tỉnh Nghè My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa