Đền Phủ Nghĩa Trang xã Hoằng Kim
Đền - Phủ Nghĩa Trang ở thôn làng Nghĩa Trang, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; là một quần thể di tích văn hóa hết sức quý. Trước năm 1945 các đền và phủ ở Nghĩa Trang là những trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh riêng biệt của làng, xã. Tuy nhiên sau năm 1945 đến nay nhứng Đền, Phủ đó đã bị xuống cáp và hư hỏng nặng do vậy Đền và Phủ Nghĩa Trang được tôn tạo mới trong một khu chung. Trong tất cả các sách như Hoằng Hóa địa chí văn hóa, Thanh HoasChuw Thần Lục đều thấy ghi tên đền và phủ Nghĩa Trang thuộc làng Nghĩa Trang, xã Nghĩa Trang, tổng Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Đền - Phủ Nghĩa Trang ở thôn làng Nghĩa Trang, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; là một quần thể di tích văn hóa hết sức quý. Trước năm 1945 các đền và phủ ở Nghĩa Trang là những trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh riêng biệt của làng, xã. Tuy nhiên sau năm 1945 đến nay nhứng Đền, Phủ đó đã bị xuống cáp và hư hỏng nặng do vậy Đền và Phủ Nghĩa Trang được tôn tạo mới trong một khu chung. Trong tất cả các sách như Hoằng Hóa địa chí văn hóa, Thanh HoasChuw Thần Lục đều thấy ghi tên đền và phủ Nghĩa Trang thuộc làng Nghĩa Trang, xã Nghĩa Trang, tổng Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN.
Cho đến thể kỷ XIX vùng đát có di tích hiện nay mang tên là thôn Nghĩa Trang, tổng Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên từ Tiền Lê vùng đát này đã có tên nôm là Kẻ Già hay còn có tên nữa là Mộc Gia Trang. Kẻ Già, Mộc Gia Trang là những tên gọi rất xa xưa của vùng đất, điều này nói lên vùng đất Nghĩa Trang là những xóm, làng hình thành từ rất sớm. Được hình thành từ rất sớm cho nên nơi đây các đình, đền, miếu, phủ ở Nghĩa Trang có một đặc điểm là thờ một số nhân vật thờ có rất sớm như Cao Sơn Thượng Đẳng Thần, Bắc Lương Vũ Đế, . Là một số vị thần có từ rất sớm theo thàn hả của làng.
Làng Nghĩa Trang hiện nay thuộc xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa. Hiện Nay Hoằng Kim có 4 làng đó là các làng: Nghĩa Phú (ở phía Đông làng nghĩa Trang), làng My du và làng Kim Sơn là hai làng ở phía Tây làng Nghĩa Trang).
Như vậy làng Nghĩa Trang nằm ở Trung tâm xã Hoằng Kim, là một làng có truyền thống phát triển lâu đời đến nay làng có 8 xóm với hơn 3.000 nhân khẩu.
Làng Nghĩa Trang phía Đông Nam có núi Đẽn hay còn gọi là núi Già (vì đứng cạnh Kẻ Già xưa nay làng Nghhĩa Trang) nay thuộc phận xã Hoằng Trinh, phía Đông Bắc là núi Cửi còn có tên gọi khác là núi Tưỡng Lĩnh vì đứng xa trông như con Voi. Nơi đây xưa kia là căn cứ địa của nghĩa quân Bà Triệu của Triệu Quang Phục. Núi này thuộc thôn Trung hòa thuộc xã Hoằng Trinh.
Từ phía Tây sang phía Đông Bắc là Sông Trà ôm gọn sau lưng làng Nghĩa Trang. Những tên làng, tên song, tên núi ở Nghĩa Trang đều là những thắng tích gắn với bao chiến công hiển hách xưa kia của cha ông.
Ở vào địa phận đất đai như ngày nay khu di tích làng Nghĩa Trang nằm gần với một cụm khu di tích nổi tiếng của Tỉnh Thanh. Đó là phía Bắc có cụm di tích thắng cảnh Đề thờ - Lăng mộ Bà Triệu - người con gái trinh kiên của dân tộc. Phía Đông cách quãng hơn 1km là gần Đền thờ Triệu Quang Phục, một danh tướng và là một vị vua của thế kỷ VI. Di tích này đã được công nhận cấp Quốc Gia. Về phía Nam hơn 2km là các di tích Quốc gia khác như Đình Phúc Khê (Hoằng Phú) Đền Đức Thánh Bưng (thờ Lê Phụng Hiểu - xã Hoằng Sơn).
Đến khu di tích làng nghĩa Trang bằng con đường thuận tiện nhất là tuyến đường 1A đến ga Nghĩa Trang đi về phía tây quãng gần 1km theo đưởng tỉnh lộ số 5 chúng ta sẽ đến di tích.
III. NỘI DUNG DI TÍCH:
1. Nhân vật thờ trong di tích:
Theo thống kê mới đây nhất trong cuốn; Địa chí văn hóa Hoằng Hóa, Dơ Ninh Viết Giao chủ biên tì ngoài 2 vị thần là Lương Vũ Đế và Sen Hoa công Chúa được thờ ở Phủ, thì ở đình làng Nghĩa Trang còn thờ Cao Sơn thượng đẳng thần. Hiện nay Đề - Phủ Nghĩa Trang còn lưu giữ 8 đạo sắc thời Lê - Nguyễn nói về việc thờ vị thành hoàng làng của làng Nghĩa Trang là Cao Sơn Chi thần.
a) Về vị thần được thờ ở Đền Nghĩa Trang:
Theo sắc phong thời lê Như Phúc Thái Ngũ Niên (1647), Vĩnh Thọ tam niên (1660), Vĩnh Khánh (1662) đều cho biết vị thần thờ đây là Lương Vũ Đế. Lương Vũ Đế như chúng ta đã biết là một vị vua nhà Lương (502 - 570) ở Trung quốc. Lương Vũ Đế làm vua từ 502 đến năm 550 thì bị Hầu Cảnh giết. Hầu Cảnh là một Thứ Sử ở Định Châu (thời Hậu Ngụy) sau theo Lương Vũ Đế được phong làm Hà - Nam Vương. Năm 550 Hầu Cảnh làm phản tiến đánh kinh đô Kiến khang vây đài thành tiệt đường lương thực khiến cho Vũ Đế phải chết đói, đồng thời Hầu Cảnh cũng giết cả Lương Giạn - Văn Đế tự xưng là Hán Đế. Như vậy vị thần được thờ ở Đền là một nhân vật ịch sử có thật ở thế kỳ VI bên Trung Quốc. Điều này cũng đã được một số triều đại phong kiến trước đây công nhận.
Truyền thuyết rằng tại làng Nghĩa Trang cho biết nguyên nhân thần được thờ ở đây như sau:
Vào thời kỳ loạn 12 xứ quân (đầu thế kỳ X đến cuối thế kỷ X đất nước bị cắt cứ, các tập đoàn thế lực phong kiến hùng cứ một phương gay suy cho đất nước. Lúc đố trong 12 xứ quân thì xứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã giương cao ngọn cờ thống nhất dân tộc và tập trung được nhiều lực lượng và dần chiếm giữ được các vùng miền. Một trong những lần chinh phục một xứ quân ở phía Bắc quân của Đinh Bộ Lĩnh đã đuổi một đội quân khác sang tận Bắc Quốc. Nghĩa quân của Tướng Đinh đóng ở khu đất rộng mà không có nước uống. Trên bãi đất có một bệ thờ lộ thiên và một bát hương. Đinh tướng sai quân lính vào làng xung quang mua hương về khấn cầu mưa cho quân lấy nước uống. Sau khi khấn bái xong vào quãng 2 giờ sau thì có mưa to, tướng và quân được thoát hiểm và là có trời đất phù giúp. Lúc bấy giờ trong nghĩa quân của Đinh Tiên Hoàng có một người quê ở làng Nghĩa Trang. Vì tin là có thần linh giúp nên ông đã vào thôn, ấp hỏi thì được dân địa phương cho hay là khu đất đó xưa kia là nơi Lương Vũ Đế bị vây hãm mà chết ở đó vì loạn Hầu Cảnh. Người lính trong thôn Nghĩa Trang bèn xin chân hương về làng Nghĩa Trang thờ cúng vị thần đã cứu sống nghĩa quân.
Từ đó về sau dân làng Nghĩa Trang lập Đền thờ Vũ Đế, đời sống của của dân làng hàng năm càng no đủ hơn trước nhiều.
b) Về vị thần ở Phủ Nghĩa Trang:
Thần được gọi là Liên Hoa Công Chúa hay dân địa phương quen gọi là Sen Hoa Công Chúa.
Truyền thuyết ở làng Nghĩa Trang ghi rằng có một cô gái đẹp, người làng chùa (làng Xa Vệ) hay đi cắt cỏ cho ngựa ăn. Một hôm cô đi xa xuống tận làng Nghĩa Trang để cắt cỏ, cắt đầy một gánh cỏ, trời còn sớm, thấy một hồ nước trong xanh, cô xuống tắm và không may bị chết đuối.
Sau đó hai anh học trò thường đi qua đó sau các lần đi bình văn chương về đều gặp một cô gái xin đẹp ở gần hồ nước. Cô gái duyên dáng ấy khi thì như đang đi chợ, khi thì bộ điệu của người gánh nước . Hai chàng thư sinh thường buông lười bỡn cợt, trêu ghẹo, lời qua lời lại. Một lần hai anh hỏi: Chúng tôi sắp sửa đi thi, đố cô đoán được trong hai chúng tôi ai đậu, ai hỏng? Cô gái chỉ vào một anh và nói rằng: Anh sẽ đậu tiến sĩ.
Mùa thi năm ấy hai người đi thi Hương, một anh trúng Hương Cống, một anh hỏng tuột. Xuân năm sau thi hội anh trúng Hương Cống lại thi trúng Tiến Sỹ. Đúng là người mà cô gái đã chỉ. Vinh quy bái tổ xong, anh tìm cô gái để tạ ơn đồng thời cũng muốn tìm hiểu để mong gá nghĩa trăm năm. Gặp cô gái, cô gái nói: Đến hồ nước năm qua thường gặp sẽ ngõ bầu tâm sự.
Anh Tiến Sỹ đến hồ nước, chờ mãi chỉ thấy nước hồ lai láng trong vắt, người đẹp đấu thấy? Đứng lặng hồi lâu, bóng chiều dã bảng lảng, anh ta nhìn xuống hồ nước chỉ thấy một Bông Hoa Sen đẹp rực rỡ hiện liên. Bông Sen từ từ trôi lại phía anh đứng rồi biến mất. Lòng bồi hồi xúc động. Anh thơ thẩn hồi lâu lững thững ra về.
Tìm hiểu, biết việc cũ, anh ta cho là cô gái bị chết oan. Anh nghỉ, chắc là có duyên nợ từ kiếp trước, nên cái tình của cô gái đã hiện lên báo cho anh biết về khoa danh của mình.
Khi dã làm quan trong Triều, ông tâu xin với Vua cho lập đền thờ tặng là Liên Hoa Công Chúa. Trải qua các triều vua sau này đều có ban sắc tặng là Thượng đẳng binh thần.
Như vậy hai vị thần được nhân dân Nghĩa Trang tôn thờ ở Đền - Phủ đều là những vị thần có công che trở và giúp cho nhân dân hạnh phúc trong cuộc sống cũng như trong học hành thi cử.
2) Khảo tả di tích;
Đền - Phủ Nghĩa Trang xét về mặt không gian kiến trúc như trên chúng ta đã sơ qua thì nó được nằm vào vị trí rắt đẹp. Di tích được Sông Trà (còn gọi là Sông Ấu hay sông nhà Lê - Sông dọc) nằm ở phía Đền. Phía Nam đền có núi già (Tượng Lĩnh Sơn) chầu về. Ờ vào vị thế như khu di tích vẻ đệp của sơn thủy hữu tình.
Trải qua nhiều thế kỳ khu di tích này có bố cục như sau:
Từ ngoài đường tỉnh lộ số 5 vào đền ngoài cùng ta bắt gặp tấm bia Hạ Mã nơi cổng đền. Cổng đền trước đây là một linh môn to đẹp nay chỉ còn là một cỏng thường với hai cột trụ gạch 2 bên ở giữa là hai cánh cửa sắt. Tiếp đó là khu sân ngoài nơi có một số cây lưu niên trồng tạo cảnh cảnh cho di tích. Tiếp đến chúng ta vào nhà bia 8 mái, công trình này được tôn tạo gần đây nhằm tăng mỹ quan cho khu di tích. Hai bên nhà bia là con đường đi vào sân trong. Ở chính giữa sân trong phía trước đền là bức bình phong chắn gió che mặt cho khu Đền - Phủ. Sau bình phòng là một sân cao rộng quảng hơn 4m. Về phía tay phải ngoài vào có một nhà khách mới xây dựng dùng làm nơi bày đặt các đồ lễ.
Toàn bộ khu chính điện là một kiến trúc 5 gian được chia làm 2 khu. Khu tay phải ngoài vào là nơi thờ bà Sen Hoa Công Chúa với ngai thờ và các đồ thờtế khi như lư hương, đỉnh hương đồng .
Khu tay trái điền là nơi thờ Lương Vũ Đế. Với sập thờ cùng ngai thờ và các đồ tế tự khác.
Nhìn chung kiến trúc khu chính diện không có gì đặc đặc biệt đó chỉ là một kiến trúc mới tôn tạo theo kiểu tường hồi bít đốc, tuy nhiên khu di tích này đang được chính quyền dịa phương tôn tạo từng bước khang trang hơn.
VI. Giá trị của khu di tích:
Khu di tíc Đền - Phủ Nghĩa Trang là khu di tích hết sức có ý nghĩa.
Tại đây còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý liên quan đến quá trình hình thành và phát triển, sinh hoạt, sinh hoạt và tín ngưỡng, tôn giáo của vùng đất. Khu di tích đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa rất nhiều tư liệu về các nhân vật được thờ. Đặc biệt Phủ Nghĩa Trang nơi thờ Sen Hoa Công Chúa lại cung cấp cho đạo mẫu Việt Nam một nhân vật thờ hết sức linh thiếng cao đẹp những cũng rất gần gũi như người mẹ, người chị Việt Nam. Đó chính là hình ảnh của người mẹ Việt Nam được tôn vinh trong lòng người dân nơi đây cũng như trong cả Quốc gia cùng với Bà Triệu, Bà Trung .
Các nhà nghiên cứu nghệ thuật đến di tích Nghĩa Trang sẽ được gặp nghiều hiện vật quý nói lên nhiều tiếng nói, đặc biệt là tấm bia Diên Thánh hiện còn trong khu di tích. Bên cạnh đó là toàn bộ các sắc phong của đền cũng cho ta một cash nhìn hệ thống.
- Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ xã Hoằng Giang
- ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ TƯỚNG QUÂN LÊ TRUNG THIỆN XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- LĂNG MỘ ĐẠI THẦN HẦU TƯỚC TRƯƠNG HUY DỰC XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ THỜ HỌ " VŨ ĐÌNH" THÔN ĐẠT TÀI XÃ HOẰNG HÀ
- Đền chùa làng Trù Ninh - xã Hoằng Đạt
- LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ CỔ ÔNG TẠ CÔNG SOAN
- Hoằng Tiến có 04 di tích đã được xếp hạng
- Tiến sỹ Đặng Quốc Đỉnh và truyền thống hiếu học của người dân Hoằng Cát
- Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu) - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
- Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đình làng Trung Hoà, thôn 1, Trung Hòa, xã Hoằng Trinh