QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

ĐỀN THỜ PHẠM CUỐNG - PHẠM VẤN, KHAI QUỐC CÔNG THẦN TRONG KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Đăng lúc: 10:21:58 23/11/2024 (GMT+7)

Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn ở Làng Ngọc Lĩnh, nay là thôn 4, xã Hoằng Trường là nơi thờ tự của hai nhân vật khai quốc công thần triều Lê. Họ là những người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và đã có nhiều đóng góp to lớn để cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi, góp phần làm nên khúc ca khải hoàn. Những đóng góp to lớn ấy được con cháu trong dòng tộc họ Lê Phạm cùng nhân dân địa phương luôn khắc ghi và tưởng nhớ như một vị thần bảo hộ. Từ những ý nghĩa đó, Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn còn có tên gọi khác là Từ đường họ Phạm.

 Dòng họ Phạm di cư đến vùng đất Ngọc Lĩnh này là vùng đất được phân phong do có nhiều công lao lớn cho triều đình lúc bấy giờ. Con cháu di chuyển đến đây sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất này. Khi đến đây khai cơ, lập nghiệp con cháu đã tôn tạo, xây dựng một khoảng đất riêng để thờ liệt tổ, liệt tông dòng họ mình.

Căn cứ vào tài liệu gia phả họ Phạm bằng chữ Hán còn lưu giữ tại dòng họ ở Hoằng Trường, chúng ta có thể biết được quá trình tồn tại và phát triển của dòng họ Phạm ở đây, cũng như những đóng góp của dòng họ này đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trong tiến trình lịch sử.

1.jpg

Hiện nay, chưa tìm thấy nguồn tài liệu cụ thể nói về việc xây dựng đền thờ, nhưng trong gia phả của dòng họ còn lưu giữ tại Đền thờ, nhưng trong gia phả của dòng họ còn lưu giữ tại đền có đoạn chép “ Năm Gia Long thứ 3 (1804) ông đã tạo một vùng đất tại xứ Ao Ông Vạn có diện tích 5 sào thờ tổ tiên mình. Vùng đất này phisda Đông giáo dân cư, phía Tây giáp đường lớn, phía Nam giáp ruộng, phía Bắc giáp đường lớn”. Căn cứ vào gia phả ghi cũng chưa chắc chắn năm xây dựng nhưng chúng ta có thể biết được rằng niên đại xây dựng Đền thờ vào khoảng năm 1804 (niên đại sớm nhất). Nhưng do thời gian, diện mạo đã thay đổi đi nhiều do các lần trùng tu khác nhau vào năm 2000, trùng tu nhà Trung đường, mở rộng diện tích; năm 2008, trung tu tiền đường, mở rộng diện tích; năm 2010, trùng tu, tôn tạo lại hậu cung và năm 2015 xây dựng cổng, ngõ và mở rộng diện tích khuôn viên đền thờ. 

2.jpg

Đền thờ có địa thế cảnh quan đẹp, nằm quay mặt về hướng Nam, tựa lưng vào núi Linh Trường. Nằm ở gần trung tâm của làng, phía trước Đền là cánh đồng lúa rộng lớn, không gian thoáng đãng. Ở vị thế này, đền vừa gắn liền với thiên nhiên, lại vừa gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Không gian kiến trúc được bố trí: Cổng, sân, nhà tả vu - hữu vu, nhà Tiền đường, Trung đường, Hậu cung. Tổng diện tích là 1001,4 m2.   

Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn mặc dù đã được trùng tu, tôn tạo lại nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của một loại hình kiến trúc truyền thống của người Việt, chúng tỏ được sự tồn tại lâu đời của dòng họ trên vùng đất Ngọc Lĩnh. Hiện nay, đền thờ đang được dòng họ trực tiếp quản lý và là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của con cháu trong dòng tộc.

     Đền thờ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1994. Đến năm 2019, Đền thờ được cấp đổi bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Từ xa xưa, trong làng đã diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống., nhiều tập tục được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ở làng Ngọc Lĩnh cũng vậy, sự thờ phụng, tôn trọng thần linh luôn được nhân dân coi trọng, gìn giữ. Coi đó là một phần không thể thieus được của đời sống nhân dân nơi đây. Hằng năm, vào các ngày lễ, tết, ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng, đặc biệt là ngày kỵ của hai ông Phạm Cuống, Phạm Vấn vào tháng 9 âm lịch hàng năm, nhân dân trong làng nô nức tụ họp về đây, dâng lễ vật ở Đền, cầu mong cuộc sống bình yên, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát đạt.

Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn là trung tâm sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng. Người dân tin tưởng thần luôn chở che, bao bọc, mang lại may mắn, giúp đỡ các thế hệ con cháu của làng nói chung và dòng tộc nói riêng.


                             Thu Thủy, Đài truyền thanh xã Hoằng Trường

 

Truy cập
Hôm nay:
9348
Hôm qua:
16870
Tuần này:
109262
Tháng này:
356614
Tất cả:
16492986