QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Giới thiệu khái quát về di tích lịch văn hóa cấp tỉnh Nghè My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 14:46:57 28/11/2024 (GMT+7)

Nghè My Du thuộc làng My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa. My Du có các tên nôm là Mày Giàu, Ke Giàu, Đa Mi. Nghì là nơi thờ họ Cao, tên Sơn, từ là Độc Cước. Ông là người có công giúp dân, giúp nước, được nhân dân làng My Du toonlamf thần Hoàng và được các triều đại phong sắc.

I . TÊN GỌI DI TÍCH

Nghè My Du thuộc làng My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa. My Du có các tên nôm là Mày Giàu, Ke Giàu, Đa Mi. Nghì là nơi  thờ họ Cao, tên Sơn, từ là Độc Cước. Ông là người có công giúp dân, giúp nước, được nhân dân làng My Du toonlamf thần Hoàng và được các triều đại phong sắc.

Về tên gọi di tích, từ thời xa xưa đến nay nghè thờ thần Hoàng của làng, nên tên của nghè được gọi theo tên  của làng.

Theo sách “Đồng khánh địa dư chí” của Viện Hán Nôm (Nhà xuất bản thế giới năm 2003), thời vua Đồng Khánh (1885-1888), tên nôm My Du, xã Sơn Trang, tổng Sơn Dương đã thấy xuất hiện.

Theo “Địa chí văn hóa Hoằng Hóa” (NXB - KHXH - năm 2000) và cuốn lịch sử làng (bản lưu hành nội bộ) thì: Trước cách mạng tháng tám My Du thuộc xã Nghĩa Trang, Tổng Dương Sơn. Từ năm 1947 thuộc xã Hoằng Phú, đến năm 1954 xã Hoằng Phú được chia tách thì làng My Du thuộc xã Hoằng Kim cho đến nay.

Xã Hoằng Kim hiện nay gồm có 4 làng, đó là:

- Làng Nghía Trang: Tên gọi này có từ thười Tiền Lê (Lê Long Đĩnh), thời Trần gọi là Mộc Gia Trang; từ đầu thời Nguyễn đã trở lại tên gọi Nghĩa Trang xã.

- Làng nghĩa Phú: Từ thời Lê Thái Tổ có tên này.

- Làng Kim Sơn: Thời Lý là ấp Kim Quy; Thời Nguyễn là Mi  Sơn xã.

Làng My Du còn có tên là My Giàu, Đai Mi.

Làng My Du hhiện nay có 70 hộ với hơn ba trăm nhân khẩu. Kinh tế sản xuất chủ yếu là nghè trồng trọt và chăn nuôi, đời sống kinh tế ổn định. Làng My Du có con sông Trà Giang chảy qua quanh năm có nước tưới tiêu cho ruộng đồng, vì vậy rất thuận tiện cho bà con phát triển kinh tế.

 

1.png

 

II. Địa điểm phan bố và đường đi đến di tích:

Di tích Nghè My Du thuộc làng My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp thủa số 84/47; phía Tây giáp thử đất số 87/196; phía Nam giáp đường liên xã; phía Bắc giáp sông Trà Giang (tức sông Nhà Lê).

Đến thăm di tích chúng ta có thể đi bằng ô tô, xe máy, xe đạp rất thuận tiện, dễ dàng. Từ thành phố Thanh Hóa theo đường Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc đến ga Nghĩa Trang rẽ trái theo đường liên xã khoảng 2 Km là đến di tích. Nghè My Du nằm cạnh đường liên xã và bên dòng sông Trà Giang. Sông Trà Giang (Sông Ấu) bắt nguồn từ sông Lèn chảy qua đất Hậu Lộc đến các xã Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Lương, ngã ba Gành, Hoằng Sơn, Hoằng Khê rồi đổ vào sông Lạch Trường. Vì vậy rất thuận lợi cho du khách tham quan du lịch và sinh hoạt của bà con trong làng.

III. Nội dung lịch sử và nhân vật. sự kiện liên quan đến di tích:

Về nhân vật thờ tại nghè My Du: Căn cứ vào các nguồn tài liệu như: Sách Thanh Hóa chư thần lục, sắc phong, bản thần tích hiện đang lưu giữ tại nghè.v.v.. thì nghè My Du là nơi thờ cúng hai vị thần: Độc Cước Sơn Tiêu và quế Hoa Công Chúa. Đó là những vị thần gắn nhiều với nhiều giai thoại, huyền tích giúp dân, giúp nước, được dân làng ngưỡng vọng thờ cúng, báo ghi công ơn, cù mong sự đồ trì cho cuộc sống bình yên trong nhân nhân.

Theo sách “Thanh Hóa chư thần lục” (được saonj vào ngày 15 tháng 10 đời vua Thành Thái thứ 15, bản dịch của Viện Hán Nôm) thì Độc Cước tôn thần  có 15 nơi thờ trong đó, huyện Mỹ Hóa có các thôn xã: Thôn Đại An, thôn My Du, thôn Long Thụy, thôn Bản Đinh, xã Trinh Nga, xã Bạch Đa, thôn Cát, thôn Xuân Thượng, xã Bái Thủy, xã Diên Lộc, xã Trịnh Diện.

Thần họ Cao, tên là Sơn, từ là Độc Cước. Đỗ Tiến sỹ thời Tấn, nhiều năm vâng mệnh đi dẹp giặc đã có công, được phong là: “Phó Đốc Vương”. Khi mất hiển linh với dân được dân làng lập đền thòe cúng, các triều đại đều cso sắc phong.

Sự tích về thần Độc Cước cha họ Chu, mẹ họ Đoàn người làng Núi. Cha là mọt pháp sư thần thông quảng đại. Ngài sinh ngày mùng một tháng chạp, khi ra đời được đặt tên là Chu Minh hiệu Đôc Cước, pháp danh là Pháp Duyên. Được cha truyền phép thuật từ nhỏ nên đến năm 10 tuổi đã thống trị ngũ giới, vạn phép thần thông, ấn quyết thông suốt việc trên trời phủ âm phủ ngài đều biết rõ. Ngọc Hoàng thấy để ngài dưới hạ giới không ai cai quản nổi nêu triệu về thượng giới.. Khi ngài ờ thiên đình, thì hạ giưới bị loạn, ma tà quỷ quái hoành hành, quáy phá sát hại dân lành. Ngọc Hoàng phái các thiên tướng xuống dẹp loạn. Song trước khi đi Ngọc Hoàng cho xẻ ngài ra làm đôi chỉ cho xuống trần một nửa, còn một nửa ở lại thượng giới. Từ khi ngài xuống trần gian, nạn quỷ quái mới chầm dứt. Từ đó uy danh ngài lững lẫy mười phương. Các làng lập đền thờ  làm thánh tổ với bức tranh thờ có hình nửa thân tay cầm rìu đồng trông rất oai vệ, các pho tượng thần Độc Cước được thờ ở đền thượng (Sầm Sơn), đình Thanh Nga (Hoằng Hóa).v.v. đều là những pho  tượng, bằng gỗ nửa người, phần khuyết thiếu cách điệu bằng hình sóng nước. Những nơi không có tượng thờ thì thánh vị hoặc gần đây thờ bằng tranh vẽ, hay bằng ảnh chụp lại các tượng thờ như ở nghè My Du, xã Hoằng Kim.

 Truyền thuyết thần Độc Cước giáng linh và nghè đất Thổ Phụ  thôn My Du, xã Sơn Trang, tổng Sơn Dương, huyện Mỹ Hóa, Phủ Hà Trung, tức thôn My Du, xã Hoằng kIm, huyện Hoằng Hóa ngày nay như sau: “Bậc thiên thần giáng linh xuống khu đất Thổ Phụ thôn My Du, xã Sơn Trang, tổng Dương Sơn, huyện Mỹ Hóa, Phủ Hà Trung vào giờ Tý, ngày 01 tháng 12 . Lúc đó trời đất gió mưa nổi lên hết đêm mà không dùng. Sáng hôm sau dân thôn đến bờ sông, đi lên gò đối đất Thổ Phụ nhìn thấy một dấu vết dài 1 thước, 2 tấc, rộng 7 thước. Giống chân đông phía đông kéo về hướng Tây rõ ràng in trên gò đất. Mọi người đều cho là kỳ lạ nhưng không biết thực hư như thế nào. Từ đấy trong thôn người, vật ít được yên ổn. Đến ngày mùng 8, cùng một đêm trong thôn có 4 người đều mộng gặp một vị đại nhân, áo mũ chỉnh tề, từ trên trời mà tới đứng ngay trên gò đất nói lớn ba tiếng: Ta hiệu là Độc Cước, thượng đế lện truyền cho cai quản hương ấp. Nói xong bèn bay lên không trung biến mất. Sáng hôm sau bốn người ngồi đối thoại với nhau cùng giống một mộng, rất mực sợ hãi bắt đầu biết được thần minh giáng linh bền truyền cáo bày án cầu đảo, không lâu tu lập đền phụng thờ, người và vật trong làng dần dần được khang ninh. Đến tháng 2 cùng năm lập tượng người để phụng thờ thấy có linh thiêng ứng nghiệm”.

Theo các nguồn tài liệu thì thần Độc Cước có rất nhiều nơi phụng thờ đến  thần tích, truyền thuyết có nhiều dị bản nhưng đều cso chung một nguồn gốc bắt đầu từ sự tích thần Độc Cước ở đền thượng, làng Núi, Sầm Sơn, Thanh Hóa và đó cũng là nơi thờ chính của thần.

Hiện nay tại Nghè My Du còn lưu giữ 9 đạo sắc cảu các đời vua phong tặng cho thần.

Về Quế Hoa Công Chúa được thờ tại Nghè:

Theo sách Thanh Hóa chư thần lục thì: “Thần là người xã Tây Mỗ, giáng sinh vào đời vua Cảnh Hưng (1740 - 1786). 16 tuổi thì bỏ làng đi tu ở thôn Bảo Tá, tỉnh Nam ĐỊnh. Ngày thì đi học kinh niệm phật dốc chí tu hành, đêm thì hay qua lại miếu thờ tiên thánh trai giới. Đến năm 33 tuổi thì thoát hóa. Ngày đưa đám, gió thổi bụi tan, mưa tuôn đường sạch, mây hồng che huyệt, chim yến tường trình. Nhân dân biết là người tiên nên soạn thành sự tích gửi giao về nơi nguyên quán để lập đền thờ, có tỏ nhiều sự linh ứng”.

Ngưỡng vọng vị nữ thần linh thiêng người dân làng My Du lập đền thờ cúng và coi đó là tín ngưỡng tâm linh của nhân dân.

Các triều đạiban sắc phong tặng cho thần Mỳ hiệu: “Linh quang huyền diệu, Tĩnh nh đoan khiết trai tịnh, dực bảo trung hưng trung đẳng thần”. Đặc chuẩn cho phép thôn mY Du phụng thờ thần để bảo hộ cho dân.

IV. Giá trị của di tích:

Mặc dù là một khu di tích mới được phục dựng, song với những hiện vật còn lưu giữ được như sắc phong, thần phả, hiện vật bằng đồng, sứ, gỗ cổ và nhiều hiện vật khác cso giá trị ở nhiều phương diện.

Qua di tích chúng ta biết thêm lịch sử vừng đất nơi đây, một vùng quê có bề dày lịch sử, truyền thống yêu quê hương đất nước của cư dân trong làng, mang ý nghĩa văn háo truyền thống của một làng quê xứ Thanh.

Nghè là nơi thờ thần Hoàng làng có công cứu dân, giúp nước, khi mất được dân làng nhớ ơn, thờ cúng. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linhcuar dân làng.

Đây là một di tích được tôn tạo lại, song nó vẫn giữ được giá trị văn hóa, giá trị tam linh qua bàn tay của con người ở vùng đất này./.

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
9815
Hôm qua:
14702
Tuần này:
37634
Tháng này:
54943
Tất cả:
16191315