QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Đăng lúc: 00:00:00 06/12/2017 (GMT+7)

Tiếp tục chương trình kỳ họp, phiên họp ngày 06/12/2017, HĐND tỉnh đã thảo luận tại 5 tổ và họp phiên toàn thể tại hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và tham gia góp ý kiến vào các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.

 
Đoàn chủ tọa kỳ họp.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đồng chủ toạ kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa; đông đủ các Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII và các khách mời.
Đại biểu Phạm Bá Diệm - Đại biểu đơn vị Quan Hóa phát biểu tại phiên thảo luận.
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, đã có 54 lượt đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại các tổ thảo luận. Các đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Nhiều đại biểu cho rằng kỳ họp này có số lượng văn bản nhiều nhưng Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các cơ quan có liên quan đã có sự chuẩn bị rất công phu, chất lượng.
Đại biểu Lê Quang Hùng - Tổ ĐB đơn vị Triệu Sơn phát biểu tại phiên thảo luận.
Các ý kiến thảo luận tại các tổ đã cơ bản nhất trí với báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, song các đại biểu cũng cho rằng  cần làm rõ them một số nội dung: Có 3 chỉ tiêu quan trọng không đạt  bao gồm tốc độ tăng GRDP năm 2017 đạt được 9,08% so với KH 12%; Thu nhập bình quân đầu người; thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên Báo cáo chưa đánh giá cụ thể chất lượng tăng trưởng kinh tế, chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống của tỉnh, mà chưa đề cập đến các sản phẩm mới, chưa có giải pháp thay thế khi nhà máy hóa lọc hóa dầu Nghi Sơn chậm tiến độ.Do vậy kế hoạch đề ra năm 2018 có tính khả thi hay không? Để đạt được mục tiêu tăng số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp, đề nghị tỉnh có các giải pháp cụ thể như: đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp về mặt pháp lý, về thông tin thị trường, về khởi nghiệp kinh doanh, nâng cao chất lượng thẩm định doanh nghiệp trước khi cấp phép thành lập doanh nghiệp, cần quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung, tránh lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém, phần lớn các doanh nghiêp chọn những vị trí những khu vực có đường giao thông thuận lợi, vị trí giá trị đất cao, đề nghị tỉnh ưu tiên cho những doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ, nguồn lực tạo ra giá trị cao và nộp thuế cho Nhà nước.
Đại biểu Bùi Thị Mười - Đại biểu đơn vị Thạch Thành phát biểu tại phiên thảo luận.
Đóng góp ý kiến vào các Dự thảo nghị quyết, cụ thể đối với nhóm dự thảo Nghị quyết về quy hoạch đê điều, hệ thống sông trên địa bàn tỉnh, các đại biểu đề nghị bổ sung thêm vào phương án nội dung: phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách về nông nghiệp song vẫn chưa có sản phẩm đặc trưng, thương hiệu của tỉnh  Thanh Hóa, trong khi đó Điện Biên là một tỉnh miền núi có thương hiệu gạo Điện Biên, Hoà Bình có thương hiệu Cam Cao Phong, Nghệ An có thương hiệu Cam Vinh... Trong đó Cam Vinh chính là Cam Vân Du của Thanh Hóa, hiện nay thương hiệu này đã chuyển cho Nghệ An, theo đó Đề án Khoa học công nghệ cần tập trung hỗ trợ về lĩnh vực nông nghiệp một hoặc hai loài cây, không nên dàn trải, có nguồn gốc xuất xứ của Thanh Hóa, có giá trị kinh tế cao và có  chỉ dẫn địa lý, thực hiện ở đâu cụ thể cho đơn vị thực hiện từng sản phẩm để chính sách được hấp thụ, đề nghị tỉnh tập trung chính sách ghi rõ Cam Vân Du để huyện Thạch Thành phát triển quy mô lớn và xây dựng được thương hiệu. Hỗ trợ 30% đối với diện tích 50ha là khó thực hiện, nên diện tích điều chỉnh lại là 30ha (đối với giống cây cam, bưởi). Về cơ chế chính sách mầm non, các đại biểu đề nghị có cơ chế chính sách hỗ trợ các huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các bậc học đặc biệt là bậc học mầm non của các trường công lập; nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trường mầm non là hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhưng tỉnh lại hỗ trợ kinh phí ngân sách cho con người có đúng không? Cần phải có chính sách riêng đối với Trường mầm non tư thục ở Miền núi…
Đại biểu Nguyễn Quốc Tiến - Đại biểu đơn vị Nông Cống phát biểu tại phiên thảo luận.
Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu tiếp tục tham gia thảo luận tại hội trường. Sáng ngày 07/12, kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVII tiếp tục làm việc với phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường./
 Bích Phương (thanhhoa.gov.vn)
Truy cập
Hôm nay:
11401
Hôm qua:
23542
Tuần này:
68844
Tháng này:
68844
Tất cả:
12566875