QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Nỗi niềm của những người làm đài cơ sở

Đăng lúc: 00:00:00 21/06/2018 (GMT+7)

Dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ những người làm truyền thanh cơ sở tại Hoằng Hóa luôn nỗ lực để đem thông tin đến với người dân một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Sáng sớm của một ngày tháng 6, gặp anh khi anh vừa đon đả xử lý gấp vài cụm loa có sự cố.Lau vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Lê Xuân Huy – cán bộ Đài Truyền thanh xã Hoằng Phúc hồ hởi tiếp tôi: “Mình vừa đi thay cụm loa hỏng và chuẩn bị nội dung về tuyên truyền cho thu chiêm –làm mùa, công tác thu vụ chiêm và đặc biệt là cũng chỉ vài ngày nữa là kỷ niệm ngày báo chí Việt Nam rồi, toàn bộ loa, đài phải càng được thông suốt nên khá bận. Bận nhưng mà vui và tự hào lắm lắm. Tôi mỉm cười vui lây với niềm vui của anh và chợt nhớ đến câu ví von “Mỗi người làm truyền thanh cơ sở cũng giống như một cánh én nhỏ góp sức làm nên mùa xuân”.
Với 25 loa truyền thanh, 3,5 km đường dây cáp bọc phủ sóng kín 4 khu dân cư, 4 làng văn hóa, đều đặn nhiều năm nay, ngoài việc tiếp âm, tiếp sóng đầy đủ các chương trình của cấp trên, Đài Truyền thanh Hoằng phúc đã tự sản xuất được các bản tin địa phương. Dù phải đảm nhận nhiều vị trí, vừa là phát thanh viên, kỹ thuật viên duy nhất của Đài, anh Huy vẫn không ngại vất vả bám sát cơ sở đem lại những bản tin truyền thanh bổ ích, thiết thực cho người dân quê mình. Thông qua các bản tin ngắn gọn, của các đoàn thể, của các làng và các văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác xã hội hóa trong xây dựng NTM; các gương điển hình trong phong trào xây dựng NTM mà đài phát và tiếp âm mang lại hiệu ứng rõ rệt, phục vụ đắc lực cho chương trình xây dựng NTM của địa phương. Nhờ đó, từ năm 2015 Hoằng Phúc đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM …
 Như vậy, từ những chiếc loa công cộng, Đài Truyền thanh xã Hoằng Phúc tạo ra mối liên hệ mật thiết với người dân, là phương tiện truyền thông hữu ích giúp người dân hiểu, nhìn nhận được tính hiệu quả, thiết thực của phong trào, để họ đồng tình và trở thành chủ thể trong xây dựng NTM. 
 Để mang được tiếng nói đến người dân, để có được những hiệu quả nhỏ nhoi, đầy thiết thực đó là đóng góp không nhỏ của những người làm đài cơ sở. Sau khi có chủ trương, công chức Văn hóa xã, thị trấn kiêm trưởng đài truyền thanh, đồng nghĩa với người trực tiếp làm đài, vận hành đài chỉ còn hợp đồng 1. Vì vậy, nhiều người làm đài phải kiêm nhiệm: mở vận hành tiếp âm đâì các cấp, đọc bản tin, sửa chữa đường dây …Anh Huy, có thâm niên trên 20 năm gắn bó với đài truyền  Hoằng Phúc chia sẻ: ngoài phải dạy sớm từ 4h30 sáng chuẩn bị cho mở đài tiếp âm chương trình đài tiếng nói Việt Nam thì Không kể nắng, sáng hay chiều, bất kỳ khi nào cũng sẵn sàng váo thang lên để xử lý sự cố về đường day hay một cụm loa nào đó. May mắn, từ năm 2017, được sự quan tâm, địa phương được hỗ trợ kinh phí 300 triêu jđồng trang bị cho đài: 1 bộ trộn, 1 mix, bộ vi tính, thay, bổ sung 10 cụm loa và thay thế 2,7 km đường dây cáp bọc, sự cố về đường dây và loa cũng như việc làm chương trình đã nhẹ hơn rất nhiều. Anh Huy tâm sự thêm.
Nếu không đam mê thì với mức phụ cấp quá khiêm tốn vậy khó mà có thể gắn bó lâu dài với nghề đài. Thực ra, nhiều khi chỉ là từ giọng nói của mình trên loa được bà con khen khi gặp gỡ là đã thấy vui và thêm yêu nghề. Nó giống như cái nghiệp vậy.Chỉ mong một ngày nào đó, những người làm đài như chúng tôi được các cấp có thẩm quyền nhìn nhận, đánh giá đúng với những đóng góp thầm lặng của những người làm đài cơ sở.

lxh.jpg
 
Từ năm 91, sau khi rời quân ngũ với quân hàm đại úy, bác Nguyễn Huy Thái trở về địa phương tiếp tục cống hiến, góp phần sức lực của người bệnh binh cho phong trào xây dựng quê hương đất nước. Bác Thái vừa làm kỹ thuật, vừa làm phát thanh viên. Sáng nào, cũng dậy sớm, bật máy để phát sóng phát thanh từ 5h kém. Sau giờ tiếp sóng đài cấp trên, bác Thái chỉ đọc những thông báo của chính quyền xã, tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với bà con. Không những thế, mỗi khi vận hành máy còn phải lắng nghe tiếng loa, dán mắt vào từng dao động của cây kim máy phát sóng, máy tăng âm. Nếu có trục trặc, sự cố xảy ra, người vận hành máy phải cấp tốc leo trụ xử lý loa, dây chập ngay.
Cũng giống như nhiều nơi khác, đối với bà con nhân dân trong huyện, tiếng loa truyền thanh đã trở thành người bạn thân thiết hàng ngày. Vì giờ đây, cuộc sống và tâm tư, nguyện vọng của họ đã được phản ánh trên loa truyền thanh. Niềm tin yêu, mong đợi của bà con là động lực lớn nhất để những cán bộ đài như cô Hoàng Thị Bổn, đài Hoằng Trinh, Anh Tuất, đài Hoằng Giang, anh Huy Hoằng Phúc, anh Thái đài  Hoằng Đạt, hay chị Nguyễn Lý, đài truyền thanh Hoằng Phụ và nhiều người làm đài truyền thanh khác trong huyện gắn bó với nghề.  
cb.JPG
Thật khó gọi những người làm công tác truyền thanh ở cơ sở một chức danh rõ ràng. Không ngạch bậc, không bảo hiểm, chỉ có phụ cấp hàng tháng từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Tháng 6 về, những người làm truyền thanh cơ sở lại nặng lòng khi mà phụ cấp vẫn ít ỏi, chế độ không có. Họ vẫn hy vọng, vẫn đợi chờ một ngày nào đó sẽ có một chức danh hẳn hoi; có chế độ, chính sách thỏa đáng để hàng ngày tiếng loa truyền thanh vẫn vang khắp đường thôn nẻo xóm đến tận từng gia đình trong huyện./.
                                                                      Tuyết Mai: Đài Hoằng Hóa
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
2336
Hôm qua:
13558
Tuần này:
93296
Tháng này:
93296
Tất cả:
12591327