QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Đăng lúc: 08:08:47 26/04/2024 (GMT+7)

Sáng ngày 25/4/2024, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh chủ trì hội nghị.

 1.jpg
Điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hóa
Tham dự hội nghị có BCH Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh. Điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố do đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì. Tham dự là thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS các huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị có sự tham gia của gần 1.200 đại biểu tại 28 điểm cầu, gồm 1 điểm cầu UBND tỉnh và điểm cầu UBND 27 huyện, thị xã, thành phố.
2.jpg
Điểm cầu UBND huyện Hoằng Hóa

Đồng chí Lê Thanh Hải – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS huyện chủ trì điểm cầu UBND huyện Hoằng Hóa. Tham dự hội nghị có các đồng chí thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS huyện.

166d4082647t4249l8-5.jpg
Điểm cầu các huyện, thị trên địa bàn tỉnh

Tại hội nghị, đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đã báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

3 (2).jpg
4 (2).jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu UBND huyện Hoằng Hóa

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 25 trận thiên tai (bao gồm: 5 trận lốc, 7 đợt mưa lớn, 1 cơn bão và 12 đợt nắng nóng). Tai nạn, sự cố xảy ra 803 vụ (625 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, 102 vụ cháy, 31 vụ đuối nước và 45 vụ tai nạn trên biển).  Thiên tai đã làm 3 người chết (tại các huyện Bá Thước, Như Xuân và Quan Sơn), 230 nhà bị hư hỏng; 17 điểm trường bị ảnh hưởng; 953 ha lúa, 1.241 ha hoa màu, rau màu và 1.033 ha cây hàng năm bị thiệt hại; 1.705 con gia súc, gia cầm bị chết; 474m đê cấp IV, bờ bao và 3.260m bãi sông bị sạt lở; 12.187m kênh, 01 trạm bơm, 11 cống bị hư hỏng; 6.215 m đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, xã bị sạt lở hư hỏng; và nhiều tài sản khác. Uớc giá trị thiệt hại khoảng 300 tỷ đồng; Tai nạn, sự cố đã làm 306 người chết, mất tích, 632 người bị thương, 11 phương tiện bị chìm (trong đó 5 người chết do cháy, tìm kiếm vớt được 29 thi thể nạn nhân bị đuối nước, 243 người chết do tai nạn giao thông, 29 người chết, mất tích trên biển).

5.jpg
Lãnh đạo huyện Mường Lát...

Trước tình hình thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và PTDS, giảm thiểu thiệt hại; ngay từ đầu năm, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó. Trong năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh đã ban hành 21 công điện và các văn bản chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai.

6.jpg
...huyện Quan Sơn...

Ngay sau khi xảy ra các sự cố, tai nạn, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để tổ chức ứng phó, TKCN và khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân.

8.jpg
...huyện Hậu Lộc tham gia ý kiến tại hội nghị

UBND tỉnh đã bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương hỗ trợ để đầu tư xây dựng, xử lý, khắc phục các công trình đê điều, thủy lợi và các công trình khác bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Ngoài ra, các chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bố trí cho các công trình PCTT; UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư, xây dựng và duy tu, bảo dưỡng nâng cấp các công trình đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai khác.

7.jpg
Đồng chí Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Hội nghị cũng đã tập trung đánh giá những hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai, TKCN và PTDS năm 2023; từ đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm triển khai và thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự những tháng tiếp theo năm 2024; các thành viên Ban chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh và các địa phương phát biểu ý kiến đóng góp các phương án phòng ngừa, ứng phó với thiên tai năm 2024; nêu những kiến nghị, đề xuất của mỗi địa phương.

Tại hội nghị, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh đã Công bố QĐ số 1626/QĐ-UBND ngày 23/4/2024 về việc tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 10 tập thể và 14 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT&TKCN năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh bên cạnh chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác PCTT, TKCN&PTDS năm 2023 đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTT, TKCN&PTDS năm 2024; tiếp tục giữ vững nguyên tắc “không chủ quan lơ là, không hoang mang lung túng”, có sự chuẩn bị, chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, trong đó, lấy phòng ngừa là cơ bản; huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác PCTT, TKCN với tinh thần “chủ động, khẩn trương, quyết liệt”; Trước ngày 15-5, các địa phương phải hoàn thiện phương án PCTT, TKCN&PTDS năm 2024. Khuyến khích các địa phương lựa chọ địa bàn, tình huống diễn tập thực địa.

Để làm tốt những việc trên phải kiện toàn về mặt tổ chức. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm, hiệu quả; Rà soát lại hiện trạng các công trình trên địa bàn tỉnh; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai; Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của các đồng chí lãnh đạo và thành viên của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai; Các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyềnvề trọng điểm đê điều cần phải ứng phó, các hồ đập mất an toàn, thông tin những vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập nước để người dân trong khu vực nắm được, chủ động phòng tránh; đa dạng các hình thức, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với từng cấp độ, từng đối tượng, đặc biệt là các thông tin cảnh báo.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
6763
Hôm qua:
7301
Tuần này:
54088
Tháng này:
36203
Tất cả:
11785135