Nghè Tế Độ, Thị Trấn Bút Sơn
Nghè Tế Độ là nơi thờ thần Cao Sơn. Trong các sách như "Thanh Hóa chư thần lục", "Thanh Hóa kỷ thắng" đều chép rằng: "Thần họ Cao, tên Hiển, tự Văn Trường. Đỗ tiến sĩ khoảng năm Lịch Khánh, làm quan đến chức Thừa tướng. Sau được phong tặng và các nơi trong thiên hạ lập đền thờ", trong tỉnh có 411 nơi thờ.
NGHÈ TẾ ĐỘ
Tổ dân phố Tế Độ - Thị trấn Bút Sơn - Hoằng Hóa
Tỉnh Thanh Hóa
1. Lịch sử hình thành:
Chưa có đủ tư liệu để khẳng định một cách chắc chắn về thời gian xây dựng của Nghè. Trong số các đạo sắc thời vua Lê Thần Tông (1619 - 1643) là xưa nhất. Theo các cụ già ở địa phương kể lại: Nghè Tế Độ có từ cổ xưa, các đời truyền tụng lại đã là lâu lắm rồi.Nếu căn cứ vào niêm đại ở các đạo sắc phong còn lại thì Nghè Tế Độ cũng đã được xây dựng các đây khoảng hơn 400 năm. Nghè thờ Cao Sơn Đại Vương, có công giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông. Trong kháng chiến chống Pháp, nghè Tế Độ là một cơ sở hoạt động của cán bộ cách mạng và là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ II.
Nét nổi bật làm nên sức hấp dẫn của ngôi đền là các họa tiết, đường nét hoa văn được chạm trổ tinh xảo, khéo léo như: đầu rồng, liên hoa, vân mây, linh thú
Những đường nét hoa văn này như minh chứng sống động cho sức sống của nghè Tế Độ
qua năm tháng.
Theo thời gian, nghè Tế Độ vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc vốn có.
2. Sự kiện và nhân vật lịch sử
Nghè Tế Độ là nơi thờ thần Cao Sơn. Trong các sách như "Thanh Hóa chư thần lục", "Thanh Hóa kỷ thắng" đều chép rằng: "Thần họ Cao, tên Hiển, tự Văn Trường. Đỗ tiến sĩ khoảng năm Lịch Khánh, làm quan đến chức Thừa tướng. Sau được phong tặng và các nơi trong thiên hạ lập đền thờ", trong tỉnh có 411 nơi thờ. Ở huyện Hoằng Hóa có 12 nơi thờ thần Cao Sơn, trong đó có làng Tế Độ. Trong sắc phong thời Lê và Nguyễn ở nghè Tế Độ thì Cao Sơn là Thần hoàng của làng, được phong Thưởng đẳng phúc thần Đại Vương.
Nghè Tế Độ là một cơ sở hoạt động của cán bộ cách mạng và là nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử của huyện Hoằng Hóa như:
- Tháng 5/1940 xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Đào Dếnh ra Thanh Hóa liên lạc với dồng chí Lê Tất Đắc (mới ở tù về tháng 9/1939) để bắt mối nhằm xây dựng Ban vận động thành lập mặt trận phản đế cứu quốc địa phương trong thời kỳ mới, có đồng chí Lê Trọng Thoàn, Nguyễn Trọng Chơn...tham gia. Địa điểm gặp gỡ tại Nghè Tế Độ
- Nghè Tế Độ là một trong những cơ sở hoạt động của đồng chí Hoàng Tiến Trình khi được Tỉnh ủy cử về gây dựng phong trào cách mạng ở những nơi đã có cơ sở Cách mạng cũ như Bút Sơn, Bái Trạch...
- Tháng 3/1947 Nghè Tế Độ là nơi tổ chức Hội Nghị Thành lập cho bộ Đảng xã Hoằng Phúc cũ (chi bộ Phan Đăng Lưu)
- Tháng 5/1948: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trên đà phát triển, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ II được tổ chức tại Nghè Tế Độ. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 14 ủy viên, do đồng chí Lê Du (người làng Tế Độ xã Hoằng Phúc cũ) làm Bí thư
Với nội dung và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử trên. Nghè Tế Độ không chỉ là nơi tín ngưỡng thuần túy của nhân dân địa phương mà còn là một cơ sở hoạt động của các cán bộ cách mạng. Vì vậy Nghè Tế Độ xứng đáng là mộtt di tích lịch sử văn hóa và cách mạng của tỉnh nhà.
3. Khảo tả di tích:
Về quy mô kiến trúc: Nghè Tế Độ dựng theo hướng Nam, ở đầu làng Tế Độ, được bố cục như sau: Phía ngoài cùng kề với đường làng có xây 2 cột thanh nao. Qua cổng là một sân rộng rồi đến cửa Nghinh Môn. Qua Nghinh Môn đến Bái Đường (sân) và tiếp đến là nhà Tiền Đường (5 gian). Sau cùng là nhà hậu cung (3 gian) liền mái với nhà Tiền Đường theo hình chữ Nhị (=). Xung quanh có tường bao bọc. Đến nay quy mô cũ của đền không còn giữ được nguyên trạng, chỉ còn lại nhà chính tẩm 3 gian.
Về nghệ thuật kiến trúc: Kết cấu theo lối chồng giường, kẻ bẩy, giá chiêng. Đề tài trang trí là Long - Ly - Quy - Phượng - Mây trời, hoa lá cách điệu. Qua một số mảng chạm khắc có thể khẳng định rằng: Kiến trúc nhà chính tẩm còn lại hiện nay, mang nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVI - XVII.
Nghè Tế Độ hiện nay không còn nguyên vẹn như trước, chỉ còn có ngôi nhà Chính tẩm là nguyên vẹn, giữ được vẻ nguyên sơ từ ban đầu xây dựng. Mặc dù được nhân dân trong vùng hết sức bảo quản, gìn giữ song trải qua thời gian hơn 400 năm, đến nay di tích đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Phạm Hương - CC Văn hóa - Xã hội
- Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ xã Hoằng Giang
- ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ TƯỚNG QUÂN LÊ TRUNG THIỆN XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- LĂNG MỘ ĐẠI THẦN HẦU TƯỚC TRƯƠNG HUY DỰC XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ THỜ HỌ " VŨ ĐÌNH" THÔN ĐẠT TÀI XÃ HOẰNG HÀ
- Đền chùa làng Trù Ninh - xã Hoằng Đạt
- LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ CỔ ÔNG TẠ CÔNG SOAN
- Hoằng Tiến có 04 di tích đã được xếp hạng
- Tiến sỹ Đặng Quốc Đỉnh và truyền thống hiếu học của người dân Hoằng Cát
- Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu) - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
- Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đình làng Trung Hoà, thôn 1, Trung Hòa, xã Hoằng Trinh